Đồng euro chạm mức 1 USD vào 12/7 theo giờ địa phương, giảm khoảng 12% kể từ đầu năm. Lo ngại về suy thoái trong khu vực hầu hết là do tình trạng lạm phát cao và sự không chắc chắn về nguồn cung năng lượng gây ra bởi cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.
Liên minh châu Âu, khu vực nhận 40% khí đốt thông qua các đường ống của Nga trước đây, đang cố gắng giảm sự phụ thuộc vào dầu khí của Nga. Đồng thời, Nga cũng đã cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt cho một số nước EU và gần đây đã cắt giảm 60% dòng chảy trong đường ống Nord Stream đến Đức. Hiện tại, cơ sở hạ tầng nhập khẩu khí đốt quan trọng ở châu Âu, đã bị đóng cửa để bảo trì theo lịch trình trong 10 ngày qua. Các quan chức Đức lo ngại rằng nó có thể không được bật lại.
Cuộc khủng hoảng năng lượng diễn ra cùng với sự suy thoái kinh tế, điều này đã đặt ra nghi ngờ về việc liệu Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể thắt chặt chính sách một cách thích đáng để giảm lạm phát hay không. ECB thông báo rằng họ sẽ tăng lãi suất trong tháng này lần đầu tiên kể từ năm 2011, do tỷ lệ lạm phát của khu vực đồng euro ở mức 8,6%.
Đức ghi nhận mức thâm hụt thương mại hàng hóa đầu tiên kể từ năm 1991 vào tuần trước do giá nhiên liệu và sự hỗn loạn chuỗi cung ứng nói chung đã làm tăng đáng kể giá hàng nhập khẩu. "Với bản chất xuất khẩu của Đức là hàng hóa nhạy cảm với giá cả, vẫn khó có thể tưởng tượng rằng cán cân thương mại có thể cải thiện đáng kể trong vài tháng tới,” các chiến lược gia ngoại hối của Ngân hàng Saxo viết trong một ghi chú gần đây.
Các nhà phân tích cho biết một loạt các đợt tăng lãi suất tích cực của các ngân hàng trung ương, bao gồm cả Fed, cùng với tăng trưởng kinh tế chậm lại sẽ tạo áp lực lên đồng euro, khiến các nhà đầu tư hướng tới đồng USD như một nơi trú ẩn an toàn, các nhà phân tích cho biết.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang đi trước châu Âu về việc thắt chặt, tăng lãi suất lên 75 điểm cơ bản trong khi dự báo nhiều đợt tăng lãi suất khác sẽ đến trong tháng này.
Việc chuyến hướng tới đồng USD có thể trở nên cực đoan hơn nếu châu Âu và Mỹ bước vào thời kỳ suy thoái, Trưởng bộ phận Nghiên cứu FX toàn cầu của Deutsche George Saravelos đã cảnh báo trong một ghi chú vào tuần trước. “ Tình huống khi đồng euro giao dịch dưới USD trong phạm vi từ 0,95 USD đến 0,97 USD là hoàn toàn có khả năng,“ nếu cả châu Âu và Mỹ đều vướng phải cuộc suy thoái (sâu hơn) trong Quý 3 trong khi Fed vẫn đang tăng lãi suất."
Đó là tin tốt cho những người Mỹ có kế hoạch ghé thăm châu Âu vào mùa hè này nhưng có thể là tin xấu cho sự ổn định kinh tế toàn cầu.