Dự án xây dựng cầu Bến Rừng nối Quảng Ninh - Hải Phòng đã hoàn thành 50% khối lượng

Sau một năm thi công, hiện dự án cầu Bến Rừng nối Quảng Ninh - Hải Phòng qua sông Đá Bạch đã triển khai được trên 50% khối lượng các phần việc. Công trình được kỳ vọng là hành lang giao thông mới kết nối 2 địa phương nói riêng và liên vùng nói chung...
cầu Bến Rừng

Sau hơn một năm thi công (tính đến giữa tháng 6/2023), dự án cầu Bến Rừng nối Quảng Ninh - Hải Phòng qua sông Đá Bạch đã triển khai đạt trên 50% khối lượng các hạng mục. Trong đó, 3 trụ cầu chính khu vực giữa sông đã hoàn thành thi công đốt K0, chuẩn bị chuyển sang giai đoạn thi công dầm cầu.

Bờ phía Hải Phòng đã hoàn thành thi công 3/16 trụ cầu dẫn, đúc xong 59/144 phiến dầm, thực hiện lao lắp 2/16 nhịp dầm cầu dẫn. Bờ phía Quảng Ninh đã hoàn thành 13/18 trụ cầu dẫn, đúc xong 136/162 phiến dầm, đã thực hiện lao lắp 10/18 nhịp, hoàn thành đổ bê tông bản mặt cầu 8/18 nhịp.

Dự án cầu Bến Rừng bắc qua sông Đá Bạch nối huyện Thủy Nguyên của Thành phố Hải Phòng với thị xã Quảng Yên của tỉnh Quảng Ninh được khởi công xây dựng vào ngày 13/5/2022.

Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến lên tới gần 1.941 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư được sử dụng từ ngân sách Trung ương, ngân sách Hải Phòng và ngân sách tỉnh Quảng Ninh. Trong đó ngân sách Trung ương là 1.100 tỷ đồng, Hải Phòng là 835,490 tỷ đồng, Quảng Ninh 5,5 tỷ đồng (chi phí giải phóng mặt bằng phần cầu trên địa bàn Quảng Ninh).

Mục tiêu dự án là nâng cao năng lực phục vụ về giao thông, tạo hệ thống kết nối giao thông và đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải giữa các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhân dân trên địa bàn huyện Thủy Nguyên và thị xã Quảng Yên nói riêng, giữa thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.

Cầu Bến Rừng sẽ kết nối trực tiếp các Khu kinh tế, Khu công nghiệp Hải Phòng với Quảng Ninh như: Khu công nghiệp Bến Rừng, Khu công nghiệp VSIP (thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải) với Khu công nghiệp Đông Mai; Khu công nghiệp Sông Khoai (Thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) với Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện. Dự án cũng nhằm từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa các địa phương khu vực dự án.

Theo thiết kế, dự án được xây dựng với kết cấu vĩnh cửu vượt sông Đá Bạc với chiều dài cầu khoảng 1.857,6m; xây dựng đường dẫn hai đầu cầu theo quy mô đường cấp III đồng bằng 4 làn xe, mặt cắt ngang đường rộng 22,5m, chiều dài khoảng 340m (đường dẫn lên cầu phía thành phố Hải Phòng khoảng 300m, phía tỉnh Quảng Ninh khoảng 40m); lắp đặt hệ thống chiếu sáng, biển báo hiệu theo quy chuẩn hiện hành.

Theo ông Đỗ Tuấn Anh, Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hải Phòng cho biết: “Hiện công trường đang huy động gần 200 cán bộ, công nhân tổ chức thi công đồng loạt các hạng mục, quyết tâm đảm bảo hoàn thành công trình theo kế hoạch tiến độ đã đề ra”,

Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng đang gặp một chút khó khăn về mặt bằng thi công phía bờ Quảng Ninh. Cụ thể, trong tổng diện tích 7,5 ha thuộc địa bàn xã Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh thì chính quyền địa phương đã bàn giao mặt bằng 6,65 ha diện tích ao, đầm nuôi trồng thủy sản từ ngày 28/5/2022 cho nhà thầu thi công.

Còn đối với 0,85 ha diện tích rừng trồng, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có Quyết định số 2866/QĐ-UBND ngày 4/10/2022 về việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Tuy nhiên, hiện nay, khu vực đất rừng vẫn chưa được giải phóng mặt bằng, bàn giao để thực hiện dự án, nên Nhà thầu chưa tiếp cận được công trường bằng đường sông. Do đó, việc huy động máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ thi công đang rất khó khăn, chỉ có duy nhất tuyến đường Trại Bò, đường đê xã Sông Khoai để vận chuyển vật tư, thiết bị và đã phải tạm dừng vận chuyển nhiều lần do đã bị xuống cấp làm ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành công trình.

Xem thêm

Hà Nội trả lời cử tri về các dự án chậm triển khai

Hà Nội trả lời cử tri về các dự án chậm triển khai

UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri các huyện Đông Anh, Đan Phượng về đề nghị kiểm tra một số dự án khu đô thị trên địa bàn đã có quy hoạch, thu hồi đất từ nhiều năm nay nhưng đến nay chưa triển khai, ảnh hưởng đến quyền lợi sử dụng đất của nhân dân...

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…