Dữ liệu kinh tế nhen nhóm hy vọng cắt giảm lãi suất, Nasdaq và S&P 500 lập đỉnh mới

Phố Wall đóng cửa tăng điểm trong phiên 5/7 với Nasdaq và S&P 500 đạt mức cao kỷ lục khi dữ liệu kinh tế mới thúc đẩy kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất vào tháng 9…

Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSR)
Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSR)

Kết thúc phiên 5/7, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 67,87 điểm (+0,17%) đóng cửa ở mức 39.375,87 điểm, S&P 500 thêm 30,17 điểm (+0,54%) thành 5.567,19 điểm và Nasdaq Composite leo 164,46 điểm (+0,90%) lên 18.352,76 điểm.

Dịch vụ truyền thông là ngành hoạt động hiệu quả nhất trong số 11 lĩnh vực thuộc S&P 500, đạt mức cao nhất kể từ năm 2000.

Công ty mẹ của Facebook - Meta Platforms - ghi nhận mức đóng cửa cao nhất mọi thời đại, tăng khoảng 5,9% và giúp lĩnh vực công nghệ thông tin lập đỉnh.

Đà tăng trong phiên 5/7 còn được củng cố bởi các cổ phiếu vốn hóa lớn như Microsoft, thêm khoảng 1,5% và kết thúc ở mức cao kỷ lục mới.

Cổ phiếu Macy's nhảy vọt 9,5% sau khi có tiết lộ về việc Arkhouse Management và Brigade Capital đã tăng giá thầu mua lại chuỗi trung tâm thương mại với giá khoảng 6,9 tỷ USD.

Trong khi đó, cổ phiếu của các ngân hàng lớn mất đà trước thềm báo cáo thu nhập doanh nghiệp quý hai bắt đầu từ thứ Sáu tới. Lãi suất cao hơn và môi trường kinh tế không chắc chắn đang phủ bóng đen lên thu nhập của các ngân hàng Mỹ. Bank of America, Wells Fargo và JPMorgan & Chase đều chứng kiến mức giảm từ 1,2% đến 1,7%, đẩy chỉ số ngân hàng S&P 500 trượt dốc 1,6%.

Trong tuần, S&P 500 tăng 1,95%, Nasdaq tăng 3,5% và Dow Jones tăng 0,66%. Dữ liệu được công bố vào đầu tuần này cũng chỉ ra rằng nền kinh tế Mỹ đang chững lại, bất ngờ giúp cho S&P 500 và Nasdaq đạt mức cao kỷ lục khi đóng cửa trong phiên giao dịch rút ngắn hôm 3/7.

Alex McGrath, giám đốc đầu tư của NorthEnd Private Wealth cho biết, môi trường hiện tại không quá tuyệt vời đối với các công ty vốn hóa nhỏ nhạy cảm với lãi suất, nhưng các công ty vốn hóa lớn - vốn đang tạo ra thu nhập mạnh mẽ - giúp giữ cho thị trường vững mạnh.

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ là 9,73 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức trung bình 11,57 tỷ cổ phiếu trong 20 ngày giao dịch vừa qua.

Về khía cạnh kinh tế, dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ mới đây cho thấy tăng trưởng việc làm của nước này đã chững lại một chút trong tháng 6 và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức cao trong hơn 2 năm rưỡi. Mức tăng lương cũng có dấu hiệu chậm lại.

Các nhà đầu tư kỳ vọng những dữ liệu này có thể khuấy động một cuộc tranh luận tích cực hơn về việc cắt giảm lãi suất khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) họp vào cuối tháng 7. Công cụ FedWatch của CME cho thấy thị trường đặt cược khoảng 79% khả năng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ nới lỏng chính sách trong tháng 9.

Peter Cardillo, nhà kinh tế thị trường trưởng tại Spartan Capital Securities lưu ý: “Báo cáo việc làm mới đặt Fed vào một vị trí thoải mái. Nếu điều này tiếp tục diễn ra vào tháng tới thì tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy một đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 9 và một đợt cắt giảm khác vào tháng 12”.

GIÁ DẦU TRƯỢT GIẢM HƠN 1%

Trên thị trường năng lượng, hợp đồng tương lai dầu Brent giảm 89 cent, tương đương 1,02%, xuống 86,54 USD/thùng, sau khi đạt mức cao nhất kể từ tháng 4 trước đó trong phiên. Giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 72 cent, tương đương 0,9% ở mức 83,16 USD/thùng.

Trong tuần, giá dầu Brent tăng 0,4%, trong khi giá WTI tăng 2,1%.

“Những ngày vừa qua là thời gian cao điểm của mùa lái xe tại Mỹ, xét về nhu cầu và giá cả tiếp tục tăng cao. Điều này xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng mạnh hơn của người dân và ảnh hưởng của cơn bão Beryl”, Tim Snyder, chuyên gia kinh tế tại Matador Economics lưu ý.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) hôm 3/7 đã báo cáo lượng tồn kho giảm 12,2 triệu thùng trong tuần trước, lớn hơn nhiều so với dự kiến của các nhà phân tích về mức giảm 700.000 thùng.

Về phía nguồn cung, cơn bão cấp 2 Beryl đã đổ bộ vào Mexico. Tuy nhiên, các giàn khoan dầu lớn của Mexico dự kiến ​​sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều, nhưng các dự án dầu mỏ ở vùng biển phía bắc của Mỹ có thể bị gián đoạn nếu cơn bão tiếp tục đi theo hướng đi dự kiến.

Xem thêm

Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE)

S&P 500 và Nasdaq lập đỉnh mới, giá dầu tăng cao

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq thiên về công nghệ đã tăng mạnh trong phiên 3/7 để đạt mức đóng cửa cao kỷ lục, khi dữ liệu chỉ ra nền kinh tế đang yếu đi làm dấy lên hy vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể cắt giảm lãi suất vào tháng 9…

Giá dầu tăng cao, phố Wall “nín thở” ngóng dữ liệu lạm phát

Giá dầu tăng cao, phố Wall “nín thở” ngóng dữ liệu lạm phát

Các chỉ số chứng khoán Mỹ không có nhiều thay đổi trong phiên 27/6 khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát mới. Trong khi đó, Nasdaq tăng nhẹ vào cuối ngày sau các tín hiệu cho thấy hoạt động kinh tế tiếp tục chậm lại, làm gia tăng hy vọng của nhà đầu tư về việc cắt giảm lãi suất…

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...