"Đứa con cưng” của tỷ phú Jeff Bezos bị tố cáo có môi trường làm việc độc hại

Blue Origin bị chính các nhân viên tố cáo nhiều vấn đề về môi trường làm việc ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của họ, từ các vấn đề phân biệt đối xử cho đến sự thờ ơ về tính bền vững và những tác động tiêu cực của môi trường sinh thái.

Sau những thành công gần đây của Blue Origin - “đứa con cưng” của tỷ phú Jeff Bezos, một tập thể các nhân viên của công ty đã đứng ra công bố bức thư ngỏ trình bày một loạt các vấn đề cấp bách khiến môi trường làm việc tại công ty trở nên “độc hại”. 

Bức thư mở đầu với sự nhấn mạnh vào thực trạng “thiếu đa dạng” tại Blue Origin, chỉ ra rằng, trong số 3.600 người hiện đang làm việc ở công ty, hầu hết là nam giới và "là người da trắng". Mặc dù nhóm thừa nhận rằng “sự chênh lệch này trong ngành công nghiệp vũ trụ là khá phổ biến nhưng việc 100% các nhà lãnh đạo cấp cao về kỹ thuật và chương trình đều là nam giới và phân biệt giới tính trong công ty đã trở thành một “nét văn hóa”, với rất nhiều trường hợp sai trái về quấy rối giữa nhân viên cấp cao và cấp dưới. 

Bên cạnh đó, bức thư cũng lên tiếng về việc công ty không thể hạn chế lượng khí thải carbon dù cho luôn khẳng định rằng việc thúc đẩy khám phá không gian một phần bởi trái đất đang chịu tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm. Trong một số trường hợp, máy móc được chuyển đến nhà máy trước cả khi công ty xem xét tác động môi trường của nó và liệu họ có cần giấy phép về quản lý chất thải hay không.

Cuối cùng, bức thư hướng đến sự “độc hại” trong cấu trúc công ty, luôn tìm cách “bịt miệng” sự bất đồng chính kiến ​​và rất ít chú ý đến tính an toàn trong các hoạt động. Blue Origin không khuyến khích nhân viên bày tỏ quan tâm hay ý kiến cá nhân về các dự án. Trọng tâm của công ty luôn tập trung vào việc giảm thiểu chi phí mà không cần suy nghĩ nhiều đến việc đảm bảo an toàn. Một trong những người đã ký vào bức thư thậm chí còn nói rằng “Blue Origin thật may mắn khi chưa có chuyện gì xảy ra cho đến nay” và hầu hết mọi người trong tập thể đều không tin tưởng vào việc lái máy bay của Blue Origin.

“Theo kinh nghiệm của chúng tôi, văn hóa của Blue Origin được đặt trên nền tảng phớt lờ môi trường, nhắm mắt làm ngơ trước phân biệt giới tính, không quan tâm đầy đủ đến sự an toàn và giữ im lặng với những người tìm cách sửa sai. Đó không phải là thế giới mà chúng ta nên tạo ra ở Trái đất và chắc chắn không phải là bàn đạp để nơi đây trở thành một thế giới tốt đẹp hơn", bức thư kết luận. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...