Nối bước Richard Branson, Jeff Bezos bay lên vũ trụ trong nhiệm vụ đầu tiên của Blue Origin

Trong 10 phút 10 giây đó, Jeff Bezos đã không còn là người đàn ông giàu nhất Trái đất.
Nối bước Richard Branson, Jeff Bezos bay lên vũ trụ trong nhiệm vụ đầu tiên của Blue Origin

Con tàu tên lửa New Shepard của Blue Origin đã phóng từ sa mạc Texas trong chuyến bay vào không gian với phi hành đoàn gồm người trẻ nhất và già nhất trong lịch sử. 

“Đây là ngày tuyệt vời nhất từ ​​trước đến nay!" Jeff Bezos nói sau khi trở về. “Kỳ vọng của tôi rất cao và giờ chúng đã vượt quá mức đáng kể."

Con tàu chở phi hành đoàn Blue Origin đã tăng tốc gấp ba lần tốc độ âm thanh trước khi vượt ra ngoài ranh giới 80 km mà Hoa Kỳ sử dụng để đánh dấu rìa không gian. Phi hành đoàn đạt độ cao 107 km và tên lửa đạt tốc độ tối đa 2.233 dặm/giờ trong khi phóng.

Phi hành đoàn lơ lửng trong không gian trong vài phút, trước khi quay trở lại và hạ cánh kết thúc nhiệm vụ sau 10 phút 10 giây.

Chuyến bay lần này đã đánh dấu sự gia nhập của Blue Origin vào thị trường máy bay không gian tư nhân, cùng những cái tên quen thuộc như Virgin Galactic của tỷ phú Richard Branson và SpaceX của Elon Musk.

“Đây mới chỉ là một bước nhỏ trong những gì Blue Origin sẽ làm,” Bezos nói với CNBC. “Những gì chúng tôi thực sự đang cố gắng làm là chế tạo các phương tiện vũ trụ có thể sử dụng thường xuyên. Đó là cách duy nhất để xây dựng một con đường vào không gian để con cháu chúng ta tiếp tục phát triển trong tương lai.” 

Hình ảnh được gửi từ con tàu New Shepard khi phóng ra ngoài không gian.
Hình ảnh được gửi từ con tàu New Shepard khi phóng ra ngoài không gian.

Ngoài giá trị tài sản khổng lồ của mình, tỷ phú Jeff Bezos, 57 tuổi, còn là nhà sáng lập công ty tàu vũ trụ duy nhất tham gia trực tiếp trên chuyến bay đầu tiên của công ty mình. Phi hành đoàn của tàu New Shepard còn bao gồm Wally Funk, 82 tuổi và Oliver Daemen, 18 tuổi - lần lượt là những người già nhất và trẻ nhất từng bay vào vũ trụ - cùng em trai của ông Bezos, Mark, 53 tuổi.

Jeff Bezos đã mời Mark và Funk - nữ phi hành gia đầu tiên trên thế giới, tham gia chuyến bay. Thanh niên Oliver Daemen là một sự bổ sung cuối cùng bởi vị trí này ban đầu vốn được đưa ra đấu giá công khai và có một người mua giấu mặt đã đặt giá 28 triệu USD nhưng rồi lại rút lui. Cha của Oliver, Joes Daemen - Giám đốc điều hành của một công ty cổ phần tư nhân ở Hà Lan, cũng là một người tham gia đấu giá và bản thân ông dự kiến ​​cũng sẽ tham gia vào chuyến bay tiếp theo của Blue Origin với tư cách là một hành khách trả tiền.

Chuyến bay của Blue Origin vào ngày 20/7 cũng đánh dấu một cột mốc khác - đó là ngày kỷ niệm 52 năm tàu Apollo 11 hạ cánh lên mặt trăng. Và để ghi dấu thêm vào lịch sử hàng không vũ trụ, con tàu New Shepard đã mang một cặp kính phi công của Amelia Earhart và một phần vải của Wright Flyer. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...