Đức đưa đồng Nhân dân tệ vào dự trữ ngoại hối quốc gia

Ngân hàng trung ương Đức (Bundesbank) thông báo sẽ đưa đồng nhân dân tệ vào dự trự ngoại hối của nước này, một động thái giúp củng cố chiến lược quốc tế hóa đồng nội tệ của Bắc Kinh.
Đức đưa đồng Nhân dân tệ vào dự trữ ngoại hối quốc gia

Phát biểu với báo giới, thành viên Ban lãnh đạo Bundesbank, ông Joachim Wuermeling cho hay quyết định trên là một phần trong chiến dịch đa dạng hóa nguồn dự trữ ngoại hối dài hạn của Bundesbank, đồng thời phản ánh vị thế của đồng Nhân dân tệ trên hệ thống tài chính quốc tế.

Trước đó, từ tháng 7/2017, Bundesbank đã thông báo quyết định đầu tư vào đồng Nhân dân tệ sau khi nhận thấy vai trò ngày càng quan trọng của đồng tiền này. Tuy nhiên, Bundesbank không nêu rõ số tiền đầu tư vào đồng Nhân dân tệ.

Ông Wuermeling cho hay từ năm 2003, Bundesbank đã đưa đồng đôla Australia (AUD) vào hệ thống dự trữ ngoại hối nước này sau khi có quyết định tương tự với đồng USD và đồng yên của Nhật Bản, đồng thời tìm kiếm khả năng đầu tư vào đồng tiền khác. Dự trữ ngoại hối của Bundesbank vào tháng 11/2017 ước tính khoảng 170 tỷ euro (tương đương 210 tỷ USD).

Động thái trên được đưa ra sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hồi tháng 6 năm ngoái cũng có động thái tương tự sau khi quyết định đầu tư 500 triệu euro (611 triệu USD) vào đồng Nhân dân tệ.

Với những diễn biến trên, Trung Quốc đã đạt bước tiến lớn trong tiến trình quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ sau khi hồi tháng 9/2016 đồng tiền này cùng với USD, đồng bảng Anh, đồng yên của Nhật Bản và euro chính thức được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa vào giỏ tiền tệ Quyền rút vốn đặc biệt (SRD).

Để ổn định đồng nội tệ, Ngân hàng trung ương Trung Quốc chỉ cho phép tăng hoặc giảm giá đồng Nhân dân tệ ở mức 2% theo biên độ giao dịch hàng ngày.

Tuy nhiên, ngân hàng trung ương nước này mới đây đã phải tăng biên độ giao dịch để đối phó với sức ép từ các thị trường. Nhờ vậy, đồng Nhân dân tệ dường như đã được hưởng lợi thế do sự giảm giá của đồng USD.

Có thể bạn quan tâm

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...