Fanny Moizant và thành công của Vestiare Collective

Khác với nhiều trang thương mại điện tử khác, Vestiare Collective cho phép người dùng trực tiếp liên hệ với nhau để hỏi thêm và thương lượng giá cả sản phẩm.

Vestiaire Collective là trang thương mại điện tử dành cho đồ hàng hiệu pre-owned ( đã qua sở hữu) chính hãng với hơn 5 triệu thành viên trên khắp thế giới đăng kí và sử dụng địa chỉ này để mua và bán một số lượng không nhỏ quần áo và phụ kiện thời trang cao cấp, trong đó bao gồm cả item đắt giá nhất được bán trên trang, chính là chiệc túi Hermes Himalayan Birkin 125,000 USD.

Khác với nhiều trang thương mại điện tử khác, Vestiare Collective cho phép người dùng trực tiếp liên hệ với nhau để hỏi thêm và thương lượng giá cả sản phẩm. “Chúng tôi khuyễn khích người dùng tương tác với nhau để việc này còn hơn là một trải nghiệm ‘mua bán’ mà như là bạn bè đổi quần áo cho nhau vậy” – nhà sáng lập Fanny Moizant từng nói về sự gắn kết cô muốn xây dựng trong “cộng đồng” Vestiaire Collective.

Với ý tưởng bắt đầu nhen nhóm từ năm 2009, khi Fanny nhận thấy nhiều người có bán lại những items hàng hiệu từ mùa trước trên blogs của họ nhưng bản thân lại thấy hơi ái ngại khi không có trang web online chính thức đáng tin cậy nào trong mặt hàng pre-owned này có sự đảm bảo về tính xác thực của sản phẩm cũng như đưa ra một mức giá hợp lí dựa trên tình trạng, điều kiện của mặt hàng. Nhà đồng sáng lập Fanny Moizant khi đó bắt đầu “tìm kiếm” trong tủ quần áo của mình và bạn bè; lấy ra những thứ mà họ không còn thích nữa và xây dựng Vestiaire tại chính căn hộ của mình tại Paris. Và sản phẩm đầu tiên họ bán được chính là chiếc túi Gucci của chính Fanny.

Trong thời gian thử nghiệm đầu tiên, các nhà sáng lập “tự tài trợ” cho mô hình mới mẻ Vestiaire Collective và nhanh chóng thu lại được vốn đầu tư; cho tới 8 tháng sau họ huy động được vốn với công ty Ventech của Pháp. Kể từ đó đến nay Vestiaire Collective không ngừng phát triển và mở rộng.

Để nói về Fanny Moizant – với khá nhiều kinh nghiệm trong thời trang, làm việc cho John Galliano; tuy nhiên lại chính nhờ “thực tập” tại boutique của mẹ mình đã giúp Fanny có được sự chuẩn bị để xây dựng nên Vestiaire Collective. “ Tôi luôn là một người yêu thích thời trang và trong thời gian trưởng thành tôi thường giúp đỡ mẹ ở boutique thời trang của bà. Và chính nhờ đó tôi đã đứng được ở điểm giữa của thời trang và kinh doanh, tôi đã học hỏi được rất nhiều chính việc nhìn mẹ làm việc và bản thân tham gia vào hầu hết mọi việc từ việc chuẩn bị hàng hoá cho đến việc là người bán hàng. Mẹ tôi luôn dạy rằng khi là việc kinh doanh của mình, luôn cần có sự chăm chỉ và quyết tâm, bản thân bạn sẽ là người trao cảm hứng làm việc cho đội ngũ của mình để có thể thành công được. ” – Fanny chia sẻ trong một buổi phóng vấn với Forbes.com.

Là mội người làm việc trong ngành thời trang nhưng Fanny Moizant thừa nhận rằng tủ quần áo của mình rất nhỏ. Bắt đầu của mỗi mùa, cô sẽ mua và mua bởi cô biết rằng chỉ vài tháng sau đó, cô sẽ bán lại những món đồ đó. “Tôi có những nhãn hiệu mà tôi vô cùng yêu thích và tôi sẽ muốn mua những món đồ mới khi tôi thấy chúng; nhưng rồi sau đó tôi sẽ lại sớm chuyển sang một ‘món nghiện’ mới”. Để miêu tả phong cách của một ai đó là “điển hình người Pháp” quả thật là nghe khá lười biếng; nhưng trong trường hợp của Fanny Moizant thì cụm từ đó không thể diễn tả chính xác hơn được nữa.

Từ làn da rám nắng tới mái tóc vàng highlights óng ả; hình ảnh của cô chính là effortless chic ( phong cách thanh lịch rất tự nhiên, không quá cầu kì như thể là “không cần cố gắng nhiều mà vẫn đẹp”). Những trang phục mà Fanny ưa thích nhất – dường như trở thành “đồng phục” hàng ngày của cô chính là jeans- quần jeans ôm, xanh hay đen kết hơp với một chiếc áo dáng dáng rộng thoải mái – hay áo lụa, áo cotton đơn giản, áo len, một vài đôi cao gót và một chiếc túi tốt.

Fanny yêu thích một sự đơn giản cả trong cách thời trang lẫn phong cách sống.“Tủ quần áo của tôi rất nhỏ, phải nói là RẤT nhỏ, nhất là đối với một người làm về thời trang. Fanny Moizant nói về thói quen mua sắm và rồi “dọn tủ” theo mùa của mình rằng vào đầu mỗi mùa, cô sẽ mua và mua nhưng chỉ sau đó vài tháng, khi mà không còn thích chúng nữa hay không còn thấy phù hợp với mình nữa, cô sẽ nhượng lại chúng cho người chủ mới. Thói quen này Fanny nghĩ rằng mình khá giống mẹ; tất nhiên có những món đồ cô sẽ không bao giờ bán ví dụ như một số bộ trang sức, những thứ mà gợi nhớ về con cái của cô, một chiếc túi Chanel mua từ nhiều năm trước, còn lại thì cũng khá ít thứ khiến cô phải chần chừ lưỡng lự quá lâu trước khi bán.

“Nếu tôi với chồng cùng xem bản sao kê của ngân hàng và anh ấy nói ‘ Đấy, em mua nhiều thế này này!’ và tôi sẽ nói ‘Đúng thế, những anh đã nhìn sang cột bên cạnh chưa? Em bán cái này, cái này và cả cái này!” Fanny luôn cười lớn mỗi khi nhắc đến chuyện cô “cân bằng hoá” thói quen chi tiêu của mình mà rất nhiều các tín đồ mua sắm nên cân nhắc tới.

Có thể bạn quan tâm