Gần 100 người vẫn mất tích sau vụ sập chung cư ở Mỹ

99 người vẫn mất tích sau khi một tòa nhà chung cư bên bờ biển bang Florida (Mỹ) bị đổ sập.

Vụ sập chung cư đã giết chết ít nhất một người và làm 99 người khác mắc kẹt dưới đống đổ nát của toà nhà.

Hàng chục người sống sót đã được kéo ra ngoài và lực lượng cứu hộ vẫn tiếp tục nỗ lực tìm kiếm thêm. Các nhà chức trách cho biết, một phần của tòa nhà 12 tầng trong cộng đồng Surfside đã đổ sập vào khoảng 1:30 sáng ngày 24/6 theo giờ địa phương. Đến tối muộn, gần 100 người vẫn chưa được tìm thấy, làm dấy lên lo ngại rằng số người tử vong có thể cao hơn dự kiến. Hiện vẫn chưa rõ liệu có bao nhiêu người trong khu vực khi toà nhà bị đổ.

"Tòa nhà đã bị đổ sụp, theo đúng nghĩa đen,” Thị trưởng vùng Surfside Charles Burkett cho biết. “Sự việc thật sự quá đau lòng và chúng tôi đang rất lo lắng về việc tìm kiếm những người mắc kẹt bên dưới.”

Nhiều giờ sau khi vụ sập xảy ra, những người tìm kiếm vẫn đang cố gắng để cứu một em bé mắc kẹt bên dưới có cha mẹ được cho là đã tử vong. Trong một trường hợp khác, lực lượng cứu hộ đã cứu được hai mẹ con, nhưng chân của người phụ nữ phải cắt cụt để đưa cô ấy ra khỏi đống đổ nát, Frank Rollason, giám đốc quản lý khẩn cấp Miami-Dade cho biết. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...