Bạo lực dữ dội diễn ra ở Jerusalem, hàng trăm người biểu tình Palestine bị thương

Ngày 9/5, Israel tuyên bố lập lại trật tự ở Jerusalem sau khi hàng trăm người biểu tình Palestine bị thương trong cuộc xung đột với lực lượng an ninh Israel cuối tuần qua.

Khu vực xung quanh nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa tôn kính đã chứng kiến ​​nhiều cuộc xung đột bạo lực tồi tệ nhất kể từ năm 2017. Cuộc xung đột có nguyên nhân từ những nỗ lực kéo dài nhiều năm của những người định cư Do Thái cố gắng tiến chiếm các khu dân cư của người Palestine ở phía đông Jerusalem.

Cảnh sát Israel bắn lựu đạn gây choáng và sử dụng vòi rồng "chồn hôi" phun nước có mùi hôi vào người Palestine, biểu tình bên ngoài Cổng Damascus của Thành phố Cổ.

Thủ tướng Benjamin Netanyahu ủng hộ phản ứng của lực lượng an ninh Israel trước các cuộc biểu tình và bạo loạn phía đông Jerusalem.

"Chúng ta sẽ thực thi luật pháp và trật tự kiên quyết và có trách nhiệm" - ông Netanyahu nói trong cuộc họp nội các hàng tuần - đồng thời thề sẽ "bảo vệ quyền tự do thờ phụng của tất cả các tín ngưỡng".

Tất cả sáu quốc gia Ả rập, có quan hệ ngoại giao với Israel là Ai Cập, Jordan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UEA), Bahrain, Maroc và Sudan đồng loạt lên án hành động đàn áp bạo lực của Tel Aviv g tại Al-Aqsa.

Hai đêm cuộc xung đột, ngày 8 và 9/5  diễn ra xung quanh tổ hợp nhà thờ Al-Aqsa Mosque tại Jerusalem, một điểm nóng thường xuyên dẫn đến bạo lực. Đây là một trong những địa điểm được tôn kính nhất của đạo Hồi, nhưng vị trí này cũng là địa điểm linh thiêng nhất trong đạo Do Thái, được gọi là Núi Đền.

Các cuộc biểu tình ngày 9/5 bắt đầu sau khi hàng chục ngàn tín đồ cầu nguyện tại các khu cầu nguyện trên Laylat al-Qadr, đêm thánh linh thiêng nhất trong tháng Ramadan.

Những người biểu tình ném đá vào cảnh sát tại cổng Damascus, lối vào Thành phố Cổ, lực lượng cảnh sát đáp trả bằng lựu đạn choáng, đạn cao su và vòi rồng. Theo các bác sĩ Palestine, gần 100 người bị thương.

Ngày 8/6 đã diễn ra một trong những cuộc xung đột dữ dội nhất trong thành phố khoảng mười năm qua, hơn 200 người Palestine và khoảng 17 cảnh sát Israel bị thương trong vụ xung đột bạo lực gần nhà thờ Hồi giáo, cơ quan cứu hộ khẩn cấp và cảnh sát cho biết.

Sáng ngày 10/5, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc triệu tập một phiên họp khẩn cấp thảo luận về tình trạng bạo lực leo thang ở Jerusalem, trong đó có cuộc đụng độ quy mô lớn trên Núi Đền.

Ngày 10/5, diễn ra cuộc tuần hành hàng năm theo lịch trình của hàng nghìn người theo chủ nghĩa dân tộc Do Thái qua Thành phố Cổ, tình hình căng thẳng gia tăng đỉnh điểm.

Trước cuộc họp, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres kêu gọi Israel “ngừng phá dỡ nhà cửa và trục xuất người Palestine, tuân thủ những nghĩa vụ theo luật nhân đạo quốc tế và nhân quyền quốc tế của Liên Hiệp Quốc mà Israel là thành viên” và thực hiện “kiềm chế tối đa” khi đối phó với các cuộc biểu tình.

Các cuộc biểu tình và xung đột tiếp tục diễn ra, đồng thời có các vụ phóng tên lửa từ dải Gaza vào lãnh thổ Israel.

Lực lượng Hamas phóng 2 tên lửa từ Dải Gaza vào Israel, hệ thống phòng không Iron Dome đánh chặn được 1 tên lửa. Không có thông tin về thương vong nhân sự.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...