Giá dầu thế giới sụt giảm trong ngày thứ tư liên tiếp do lo ngại về làn sóng Covid-19 gia tăng

Giá dầu tiếp tục giảm trong ngày thứ tư liên tiếp vào hôm nay (20/10) do lo ngại về sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid-19.
Giá dầu thế giới sụt giảm trong ngày thứ tư liên tiếp do lo ngại về làn sóng Covid-19 gia tăng

Trong khi sản lượng dầu tại Libya ngày càng tăng giúp mang tới nguồn cung dồi dào trên thị trường, thì sự lo ngại về đại dịch Covid-19 đã ngăn cản sự phục hồi đầy hứa hẹn của nhu cầu nhiên liệu. 

Dầu thô Brent giảm 30 cent, tương đương 0,7% xuống 42,32 USD/thùng, sau khi giảm 31 cent vào thứ Hai (19/10). Giá dầu WTI của Mỹ giảm 26 cent, tương đương 0,6% xuống còn 40,57 USD/thùng sau khi mất 5 cent vào hôm qua. 

"Kể từ tháng 4, chúng tôi đã chứng kiến sự phục hồi thần kỳ về nhu cầu dầu - hiện đã phục hồi ở mức 92%, nhưng vẫn còn quá sớm để tuyên bố sự chấm dứt của 'kỷ nguyên huỷ diệt nhu cầu dầu Covid-19'", nhà phân tích thị trường dầu Louise Dickson của Rystad Energy nhận xét. 

Cuộc họp của hội đồng cấp bộ trưởng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và tổ chức đồng minh OPEC+ diễn ra vào 19/10 đã cam kết hỗ trợ thị trường dầu trong thời điểm đại dịch vẫn tiếp tục hoành hành khắp thế giới. 

Hiện tại OPEC+ đang tuân theo thoả thuận hạn chế sản lượng 7,7 triệu/ngày cho đến hết tháng 12, và sau đó cắt giảm xuống 5,8 triệu thùng/ngày vào tháng 1 năm sau.

Tuy nhiên, ba nguồn tin từ các nước sản xuất cho biết, kế hoạch sản lượng từ tháng 1 năm sau có thể được đảo ngược nếu cần thiết. 

"Chúng tôi không nghĩ rằng các thị trường dầu mỏ có thể hấp thụ khoảng 2% nguồn cung toàn cầu mà OPEC+ dự kiến sẽ khởi động lại từ 1/1/2021," nhà phân tích hàng hoá Vivek Dhar của Commonwealth Bank cho biết. Với sự gia tăng sản lượng từ Libya, quốc gia hoạt động bên ngoài hiệp ước OPEC+, làm dấy lên lo ngại về tình trạng dư cung, ông nói thêm.

Libya đang nhanh chóng tăng cường sản xuất sau khi những cuộc xung đột vũ trang đã khiến toàn bộ sản lượng của nước này bị đình trệ từ tháng 1 năm nay. Theo 2 nguồn tin trong ngành tiết lộ, sản lượng từ khu vực lớn nhất, Sharara, đã mở cửa trở lại vào ngày 11/10, hiện ở mức khoảng 150.000 thùng/ngày, tương đương 1/2 công suất. 

Trong khi đó, các thương nhân sẽ theo dõi dữ liệu tồn kho sản phẩm và dầu thô từ Viện dầu mỏ Hoa Kỳ. Các nhà phân tích kỳ vọng kho dự trữ dầu thô và sản phẩm chưng cất của Mỹ có thể sẽ giảm trong tuần gần nhất. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…