Giá vàng thế giới
Giá vàng thế giới đạt được đà tăng vững chắc với mức tăng hai con số trong phiên giao dịch chiều tối 16-2 sau khi biên bản cuộc họp Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) được công bố.
Trong biên bản này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã thay đổi quan điểm về lạm phát khi cho rằng nguy cơ lạm phát đang gia tăng và sự cần thiết phải có chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh tay hơn.
Trước những thông tin đó, giá vàng kỳ hạn tháng 4 giao dịch lần cuối ở mức 1.873,1 USD/ ounce, tăng gần 1% trong ngày. Vàng giao ngay chốt phiên giao dịch ở mức 1.869,9 USD/ ounce, tăng 15,8 USD/ ounce.
Cũng theo biên bản của FOMC, trong khi Ngân hàng Trung ương Mỹ đang lo ngại về áp lực tăng giá, ủy ban này đã sẵn sàng để đưa ra chính sách thắt chặt quyết liệt hơn so với trước đó và điều chỉnh bảng cân đối kế toán của mình.
Không chỉ ở Mỹ, Anh cũng đang tiến hành các cuộc họp để đưa chính sách thắt chặt quyết liệt hơn trước những dữ liệu cho thấy lạm phát ở nước này nóng hơn dự kiến. Chỉ số giá tiêu dùng của nước này trong tháng 1 đã tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức dự đoán là 5,4%. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ thangs 3-1992. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc trong tháng đầu năm 2022 cũng tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá vàng thế giới rạng sáng 16-2 (giờ Việt Nam) niêm yết tại Kitco là 1.870,4 USD/ ounce, tương đương 51,3 triệu đồng/ lượng.
Giá vàng trong nước
Giá vàng trong nước rạng sáng 17-2 không có nhiều biến động so với phiên giao dịch ngày hôm trước khi các cơ sở kinh doanh vàng bạc đá quý đã điều chỉnh tăng/giảm giá vàng từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng/ lượng.
Ghi nhận mức giảm cao nhất trong rạng sangs 17-2 là vàng PNJ với mức giảm 100.000 đồng/ lượng ở cả hai chiều đưa giá vàng mua vào và bán ra lần lượt là 53,4 triệu đồng/ lượng và 54,2 triệu đồng/ lượng.
Vàng DOJI ghi nhận tăng giảm trái chiều giữa các khu vực khác nhau. Cụ thể, DOJI Hà Nội đã điều chỉnh tăng 50.000 đồng/ lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra. Trong khi đó, ở khu vực TP Hồ Chí Minh lại điều chỉnh giảm 50.000 đồng/ lượng ở cả hai chiều. Hiện tại, vàng DOJI ở Hà Nội đang mua vào với giá 61,85 triệu đồng/ lượng và mua vào với giá 62,55 triệu đồng/ lượng. Tại TP Hồ Chí Minh, giá vàng DOJI hiện là 61,75 triệu đồng/ lượng mua vào và 62,45 triệu đồng/ lượng bán ra.
SJC đã điều chỉnh giảm 50.000 đồng/ lượng ở cả hai chiều. Hiện tại, giá vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng là 62,2 triệu đồng/ lượng mua vào và 62,92 triệu đồng/ lượng bán ra. Vàng SJC tại TP Hồ Chí Minh đang mua vào với giá tương tự và bán ra ở ngưỡng 62,9 triệu đồng/ lượng.
Sau nhiều ngày điều chỉnh mạnh giá vàng, Maritime Bank giữ nguyên giá vàng trong rạng sáng 17-2 so với phiên giao dịch ngày hôm trước ở mức 62,1 triệu đồng/ lượng ở chiều mua vào và 63,5 triệu đồng/ lượng ở chiều bán ra. Tuy giá vàng “dậm chân tại chỗ” nhưng hiện tại giá vàng bán ra của Maritime Bank vẫn đang cao nhất thị trường.
Với giá vàng trong nước không có nhiều biến động và giá vàng thế giới tăng lên mức 1.870,4 USD/ ounce, (tương đương 51,3 triệu đồng/ lượng), chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới được thu hẹp đáng kể.
Dự báo tiềm năng
Gary Wagner, biên tập viên của TheGoldForecast.com cho biết, căng địa chính trị cũng như lạm phát khó có thể kiểm soát một sớm một chiều sẽ là những yếu tố thúc đẩy vàng tăng giá trong thời gian tới.
Tuy nhiên, Gary Wagner cũng dự báo, nếu chiến tranh nổ ra, những căng thẳng này kéo dài sẽ không chỉ đẩy giá vàng lên cao mà còn đẩy cả giá USD tăng vì cả vàng và USD thời gian qua đều thể hiện vai trò là tài sản trú ẩn an toàn.
Theo ông, lạm phát sẽ tiếp tục tạo ra những điều kiện thuận lợi cho giá vàng trong năm nay, đặc biệt là khi giá bán buôn, được chỉ ra bởi chỉ số giá sản xuất (PPI), vẫn ở mức cao. Trong báo cáo mới đây cho thấy chỉ số PPI cốt lõi đã tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thực tế cho thấy, khi giá buôn tăng cao thì nhà sản xuất hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng giá. Điều này có thể sẽ khiến lạm phát ngày càng nóng hơn và Cục Dự trữ Liên bang sẽ không thể kiểm soát nó trong vòng 1-2 năm tới.