Giải mã nguyên nhân thiếu nhà ở xã hội

Theo Bộ Xây dựng, có nhiều nguyên nhân khiến việc phát triển nhà ở xã hội còn chận như khó khăn về vốn, đặc biệt là khó bố trí quỹ đất cho các doanh nghiệp xây dựng.
Giải mã nguyên nhân thiếu nhà ở xã hội

Theo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia 2016-2020, diện tích nhà ở xã hội (NƠXH) phải đạt 12,5 triệu m2 sàn nhưng hiện mới chỉ thực hiện được 4,6 triệu m2. Bộ Xây dựng khẳng định, kết quả phát triển NƠXH thời gian qua chưa đạt yêu cầu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Nguyên nhân được cho là đến từ quy định các dự án nhà ở thương mại có diện tích trên 10ha phải dành 20% tổng diện tích đất để xây dựng NƠXH. Tuy nhiên, một số địa phương đang làm không đúng quy định liên quan đến NƠXH, khiến nguồn cung NƠXH khan hiếm.

“Chính quyền một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đối với việc phát triển NƠXH, đặc biệt là việc bố trí đủ quỹ đất để phát triển”, Bộ Xây dựng nhấn mạnh.

Trước đó, hồi năm 2014, Chính phủ triển khai gói vay tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng để kích cầu NƠXH. Đến năm 2016, cùng với việc gia hạn gói vay 30.000 tỷ đồng, Chính phủ cũng phê duyệt mức lãi suất ưu đãi vay mua NƠXH tại Ngân hàng Chính sách xã hội là 4,8%/năm. Tuy nhiên, cơ hội tiếp cận NƠXH của người dân trở nên khó khăn hơn dù có gói tín dụng mới.

Đáng chú ý, tại điều 5 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định “trường hợp dự án dưới 10ha, chủ đầu tư thực hiện trách nhiệm dành 20% quỹ đất xây dựng NƠXH theo phương thức nộp bằng tiền tương đương giá trị quỹ đất 20% theo giá đất mà chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước nhằm bổ sung vào ngân sách địa phương dành để đầu tư xây dựng NƠXH trên phạm vi địa bàn”.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, quy định này dẫn đến tình trạng “trái khoáy” là chủ đầu tư đã nộp tiền sử dụng đất trên toàn bộ đất dự án thì không phải nộp thêm đồng nào vào ngân sách nhà nước và được coi là đã hoàn thành nghĩa vụ dành quỹ đất 20% làm NƠXH và được kinh doanh toàn bộ sản phẩm nhà ở của dự án.

Trên thực tế, hầu hết các chủ đầu tư đều lựa chọn phương thức nộp bằng tiền để được kinh doanh toàn bộ sản phẩm của dự án vì có lợi hơn rất nhiều so với xây dựng NƠXH tại dự án, hoặc hoán đổi quỹ NƠXH khác có giá trị tương đương.

Để giải quyết tình trạng này, ông Châu kiến nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định 100 và quy định các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại không phân biệt quy mô diện tích đất đều được đề xuất lựa chọn một trong 3 phương thức để thực hiện nghĩa vụ: Xây dựng NƠXH trong dự án; Hoán đổi quỹ đất hoặc quỹ NƠXH có giá trị tương đương tại vị trí khác; Nộp bằng tiền để phù hợp với điều kiện của từng dự án cụ thể và tình hình thực tế của địa phương.

Bên cạnh đó, Chủ tịch HoREA kiến nghị bỏ quy định chủ đầu tư “có nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất cho toàn bộ diện tích đất của dự án (bao gồm cả quỹ đất 20%) theo quy định của pháp luật về đất đai”.

Đồng thời, sửa đổi Khoản 2 Điều 5 theo hướng quy định chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại có quy mô diện tích dưới 10 ha thực hiện trách nhiệm dành 20% quỹ đất xây dựng NƠXH, theo phương thức “nộp bằng tiền tương đương giá trị quỹ đất 20%” thì phải thực sự nộp thêm vào ngân sách nhà nước một khoản tiền, ngoài tiền sử dụng đất cho toàn bộ dự án .

Hoặc ban hành cơ chế thực hiện phương thức chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại “nộp bằng tiền tương đương giá trị quỹ đất 20% nhằm bổ sung vào ngân sách địa phương dành để đầu tư xây dựng NƠXH trên phạm vi địa bàn” theo 2 phương án: chủ đầu tư nộp tiền sử dụng đất cho toàn bộ diện tích đất của dự án và nộp thêm 10% lợi nhuận trước thuế vào ngân sách nhà nước; chủ đầu tư nộp tiền sử dụng đất cho toàn bộ diện tích đất của dự án và nộp thêm khoảng 10% tiền sử dụng đất phân bổ cho NƠXH vào ngân sách nhà nước…, sau đó được kinh doanh toàn bộ sản phẩm của dự án.

Xem thêm

Năm nay, lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội được giữ nguyên

Năm nay, lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội được giữ nguyên

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Quyết định số 1232/QĐ-TTg về mức lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Khánh Hòa có thêm 700 căn nhà ở xã hội

Khánh Hòa có thêm 700 căn nhà ở xã hội

Công trình CT2 thuộc dự án Nhà ở xã hội 01 vừa được khánh thành là dự án thành phần quan trọng trong tổng thể Khu đô thị mới Phước Long do đơn vị thành viên của Tổng công ty HUD là Công ty cổ phần Phát triển nhà và đô thị HUD Nha Trang làm chủ đầu tư.

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…