Hà Nội thông qua đề án lập quận Đông Anh

HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua đề án thành lập Quận Đông Anh và các phường thuộc quận này, với 100% đại biểu có mặt nhất trí…
Hà Nội thông qua đề án lập quận Đông Anh

Đề án sẽ được hoàn thiện trình Chính phủ, Thường vụ Quốc hội vào cuối năm 2023. Nội dung tờ trình vừa được thông qua việc thành lập quận Đông Anh được định hướng phát triển thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ, tài chính, thương mại và giao dịch quốc tế khu vực bắc sông Hồng, đóng vai trò động lực phát triển ở phía bắc thủ đô.

Quận Đông Anh được thành lập trên cơ sở giữ nguyên trạng diện tích tự nhiên 185 km2, dân số 437.000 người và 24 xã, thị trấn hiện có. Quận sẽ có 24 phường gồm Đông Anh, Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, Đông Hội, Dục Tú, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê, Tàm Xá, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn.

Đông Anh cách sân bay quốc tế Nội Bài 13km, có nhiều tuyến đường huyết mạch đi qua như Thăng Long - Nội Bài, đường Võ Văn Kiệt; cao tốc Nhật Tân - Nội Bài, đường Võ Nguyên Giáp; quốc lộ 5 kéo dài gồm đường Trường Sa và Hoàng Sa, quốc lộ 3... Đặc biệt, quận có hai tuyến đường sắt chạy qua Đông Anh là tuyến nối trung tâm thành phố Hà Nội với tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Lào Cai.

Về địa giới hành chính, phía đông quận giáp thành phố Từ Sơn và huyện Yên Phong, Bắc Ninh; phía tây giáp huyện Mê Linh và huyện Đan Phượng; phía nam giáp huyện Gia Lâm, quận Long Biên; phía bắc giáp huyện Sóc Sơn với ranh giới là sông Cà Lồ. Hiện Đông Anh đã đạt 5/5 tiêu chí thành lập quận và 4/4 tiêu chí lập phường. Đó là hạ tầng xã hội, kỹ thuật đô thị, vệ sinh môi trường, kiến trúc cảnh quan.

Theo tờ trình, đến nay huyện Đông Anh đã đạt 5/5 tiêu chí thành lập quận và 4/4 tiêu chí lập phường hạ tầng xã hội; kỹ thuật đô thị; vệ sinh môi trường; kiến trúc cảnh quan. Sau khi tờ trình được thông qua, UBND thành phố Hà Nội sẽ hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào cuối năm 2023.

Quận Đông Anh được định hướng phát triển thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ, tài chính, thương mại và giao dịch quốc tế khu vực bắc sông Hồng, đóng vai trò động lực phát triển ở phía bắc Thủ đô.

quận Đông Anh
Một góc huyện Đông Anh

Trình bày tóm tắt báo cáo thẩm tra, Trưởng ban Pháp chế HĐND thành phố Duy Hoàng Dương cho biết việc thành lập quận Đông Anh và các phường thuộc quận nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương này có cơ hội tăng cường thu hút đầu tư, khai thác tốt hơn tiềm năng của các xã, thị trấn, nâng cao đời sống nhân dân.

Ban Pháp chế đề nghị thành phố chỉ đạo huyện Đông Anh trong quá trình xây dựng huyện thành quận cần tập trung phát triển kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, thực chất và bền vững, đảm bảo sinh kế lâu dài cho người dân. Huyện cũng phải kết hợp hài hòa giữa quy hoạch phát triển đô thị hóa nông thôn, giữ gìn bản sắc, văn hóa truyền thống và đặc trưng của huyện.

Hà Nội hiện có 12 quận, 17 huyện và thị xã Sơn Tây, thành phố đặt mục tiêu giai đoạn 2021-2025 có 3-5 huyện lên quận, trước mắt là ưu tiên nguồn lực, hoàn thiện các tiêu chí đưa hai huyện Đông Anh, Gia Lâm lên quận năm 2023.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…