Danh sách cổ đông nhận cổ tức sẽ được chốt vào ngày 9/9/2019. Với 231,8 triệu cổ phiếu đang lưu hành, số tiền Habeco chi ra đợt này xấp xỉ 1.752 tỷ đồng. Bộ Công Thương, cổ đông lớn nhất sở hữu 81,79% vốn sẽ thu về 1.433 tỷ đồng.
Nguồn chia cổ tức ngoài được lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2017 (201 tỷ đồng), còn lấy từ quỹ đầu tư phát triển và cổ tức được chia từ CTCP Bia Hà Nội Hải Dương theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.
“Tháng 5/2018, Kiểm toán Nhà nước đã công bố hành kết luận kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2016 và yêu cầu Habeco nộp bổ sung vào ngân sách hơn 3.100 tỉ đồng, gồm tiền thuế còn thiếu và cổ tức trên vốn nhà nước. Vì từ năm 2008 đến nay, Habeco không sử dụng Quỹ đầu tư phát triển để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư phát triển theo chiều sâu. Số dư quỹ chủ yếu được sử dụng để gửi ngân hàng.
Đến cuối quý II/2019, Habeco có 1.910 tỷ đồng tiền mặt và tương đương tiền. Số dư tiền gửi trên 3 tháng đạt 1.916 tỷ đồng. Tổng giá trị các khoản tiền chiếm 41,7% trong cơ cấu tài sản doanh nghiệp này.
Khác với Sabeco, Habeco có cổ đông chiến lược Carlsberg đầu tư từ năm 2008 khi tổng công ty thực hiện cổ phần hóa. Theo điều khoản trước đây, Carlsberg có quyền ưu tiên được mua cổ phiếu của Habeco trong trường hợp Bộ Công Thương thoái vốn. Cổ đông ngoại này nhiều lần cũng cho biết mong muốn mua lại toàn bộ 81,79% cổ phần mà Bộ Công Thương. Đã có 13 cuộc họp bàn giữa Habeco và cổ đông chiến lược Carlsberg được thực hiện trong năm 2018 để tìm tiếng nói chung nhưng đến nay chưa có động thái tiến triển thêm.
>> Habeco (BHN) giải trình về việc bị nhắc nhở trên toàn thị trường