Hải quân Mỹ chính thức tiếp nhận khu trục hạm tàng hình Zumwalt (DDG 1000)

Theo thông cáo báo chí của Bộ Tư lệnh Các hệ thống trên biển của Hải quân (Naval Sea Systems Command), hệ thống vũ khí trang bị tàu khu trục Zumwalt hiện hiện đã hoạt động tốt, bắt đầu chuyển sang giai đoạn phát triển tiếp theo và thử nghiệm chiến đấu.

Chiến hạm DDG 1000 được đưa vào khai thác sử dụng năm 2016 và bị hỏng chỉ sau một tháng, khi hải hành qua kênh đào Panama. Hạm tàu trị giá 4 tỷ USD này đã phải đối mặt với sự chậm trễ được đưa vào biên chế và thêm những chi phí vượt ngoài kế hoạch.

Các quan chức Hải quân đang gọi việc chuyển giao sang giai đoạn thử nghiệm khai thác sử dụng là "cột mốc quan trọng" đối với Zumwalt (DDG 1000).

Đội thử nghiệm chiến đấu, bao gồm các thủy thủ, kỹ sư của tập đoàn Raytheon và đội quân nhân chiến trường của Hải quân Mỹ đã tận lực làm việc để USS Zumwalt sẵn sàng cho những thử nghiệm phức tạp, đa dạng trên biển.

Đại tá Hải quân Kevin Smith, Chủ nhiệm chương trình Zumwalt cùng với Văn phòng Điều hành chương trình Chiến hạm của Hải quân Mỹ cho biết: "Tôi rất vui mừng khi bắt đầu những hoạt động chứng minh hiệu suất chiến đấu đáng kinh ngạc của chiến hạm này."

Hải quân Mỹ đã cắt giảm kế hoạch ban đầu đặt hàng hơn hai mươi chiến hạm lớp Zumwalt xuống còn ba chiếc. Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ (GAO) đã ngăn chặn Hải quân tiếp tục kế hoạch vì những vấn đề bất khả thi với pháo hạm 155mm được dự kiến lắp đặt cho những khu trục hạm lớp Zumwalt.

Trong quá trình phát triển, lực lượng Hải quân phát hiện, để bắn được 1 viên đạn pháo của Zumwalt cần khoản chi phí là 800.000 USD. Giá thành này khiến pháo hạm không thể hoạt động.

Chính vì điều đó, Bộ Hải quân Mỹ năm 2018 đã thay đổi nhiệm vụ trọng tâm của khu trục hạm từ tấn công các mục tiêu trên bộ sang tấn công các mục tiêu mặt nước. “Sửa đổi thiết kế để chuyển đổi mục đích chiến đấu đã khiến dự án tăng thêm 1 tỷ USD” - GAO nhấn mạnh.

Zumwalt được đưa vào biên chế của Hạm đội Thái Bình Dương và có thể chính thức được tính vào tổng số tàu của lực lượng Hải quân. Hình dạng, cấu trúc và thiết kế ăng-ten của chiến hạm "làm giảm đáng kể mặt cắt radar, khiến con tàu rất khó bị phát hiện" trước radar của kẻ thù tiềm năng.

"Khi chiến hạm bắt đầu được hoạt động trên biển trong đội hình chiến đấu, các sĩ quan và thủy thủ đoàn sẽ có điều kiện tìm hiểu sâu thêm về khả năng tác chiến của chiến hạm, thông báo những thông tin cần thiết cho sự phát triển liên tục của chiến thuật, kỹ thuật hải hành và quy trình khai thác sử dụng... Để nhiệm vụ trọng tâm không chỉ là tích hợp Zumwalt vào hoạt động chung của hạm đội, mà còn thúc đẩy sự hiểu biết của Hải quân trong khai thác sử dụng thật sự với một khu trục hạm tàng hình" - Đại tá Hải quân Andrew Carlson, Thuyền trưởng khu trục hạm Zumwalt giải thích.

Lễ đưa khu trục hạm Zumwalt (DDG 1000) vào hoạt động. Video US Military

Chiếc thứ hai trong số các khu trục hạm lớp Zumwalt, Michael Monsoor, đang được kích hoạt hệ thống trang thiết bị chiến đấu tại quân cảng ở San Diego. Chiếc thứ ba, cuối cùng, mang tên Lyndon B. Johnson, hiện đang được đóng ở Maine.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…