Hàng nghìn nhân sự "bốc hơi" tại nhiều doanh nghiệp

Năm 2024 chứng kiến làn sóng cắt giảm nhân sự tại nhiều doanh nghiệp, có những nơi hàng nghìn nhân viên phải nói lời chia tay...

Hàng nghìn nhân sự "bốc hơi" tại nhiều doanh nghiệp

Trong năm 2024, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn nhân sự đã phải rời khỏi nhiều doanh nghiệp. Trong đó, Thế giới Di động (mã chứng khoán: MWG) là đơn vị có mức cắt giảm mạnh nhất với 1.754 nhân viên nghỉ việc. Kết thúc năm 2024, tập đoàn này duy trì đội ngũ 63.660 người.

Năm 2024 chứng kiến cuộc "đại phẫu" quy mô lớn chưa từng có tại MWG. Trong buổi gặp gỡ nhà đầu tư vào tháng 5/2024, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Hội đồng quản trị MWG lý giải về nguyên nhân tinh giản nhân sự: "Giảm số lượng nhân viên mà các bạn thấy là nỗ lực “giảm lượng tăng chất”. Đối với nhân viên, chúng tôi cho thực thi nỗ lực hướng đến performance. Sự sụt giảm nhân viên cơ bản đến từ sụt giảm khá tự nhiên".

Ông Tài cho biết, nhiều nhân viên nghỉ việc vì thu nhập chưa đáp ứng kỳ vọng, nhưng tỷ lệ bị sa thải thực tế rất thấp. Xu hướng này xuất hiện ở mọi cấp bậc, từ nhân sự tuyến đầu đến vị trí trung – cao cấp tại tất cả các khu vực MWG hoạt động.

Trên thực tế, kể từ quý 3/2022, số lượng nhân sự của MWG đã liên tục giảm. Tuy nhiên, đến quý 3/2024, xu hướng này chững lại khi công ty bắt đầu tuyển dụng trở lại. Tính tổng cộng trong hai năm qua, gã khổng lồ bán lẻ này đã cắt giảm hơn 10.300 nhân viên.

Doanh nghiệp cắt giảm nhân sự nhiều thứ hai trong năm 2024 là VietCredit (mã chứng khoán: TIN). Trong năm qua, công ty này đã thu hẹp quy mô nhân sự với 1.146 người rời đi, giảm xuống còn 181 nhân viên.

Xét về tỷ lệ, VietCredit mới là đơn vị có mức sụt giảm nhân sự mạnh nhất, lên đến 86%, do quy mô ban đầu của công ty chỉ hơn một nghìn người.

VietCredit là một trong số ít công ty tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán. Doanh nghiệp này tiền thân là Công ty Tài chính Cổ phần Xi măng (CFC), được thành lập vào ngày 29/5/2008 bởi ba cổ đông sáng lập: Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), và Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel), với tổng sở hữu chiếm 61,5% vốn điều lệ.

Đến tháng 5/2018, VietCredit chính thức gia nhập thị trường tài chính tiêu dùng. Ngày 18/6/2018, công ty được Ngân hàng Nhà nước cấp đổi giấy phép thành lập và hoạt động. Đến năm 2021, các cổ đông sáng lập cùng các tổ chức tài chính liên quan đã thoái toàn bộ vốn khỏi VietCredit, chỉ còn lại Vicem. Hiện tại, Vicem là cổ đông lớn nhất của công ty với tỷ lệ sở hữu hơn 11%.

Năm 2024 cũng chứng kiến làn sóng cắt giảm nhân sự chưa từng có tại ngành ngân hàng. BIDV là một trong những ngân hàng tinh giản mạnh nhất trong năm 2024. Đến cuối năm, số nhân viên giảm gần 1.000 người so với năm trước, còn gần 29.000 người. Đây cũng là đợt cắt giảm lớn nhất của BIDV trong hơn 8 năm.

Xếp sau BIDV là VIB với mức giảm hơn 517 nhân viên, đưa tổng số xuống còn 11.736 người. Trước đó, năm 2023, VIB lại là đơn vị tuyển dụng tích cực với hơn 1.800 nhân sự mới. Sacombank đứng thứ ba về mức giảm, với 426 nhân viên rời đi trong năm 2024, đưa quy mô xuống 18.088 người. So với thời điểm cao nhất năm 2019, ngân hàng này đã cắt giảm hơn 1.000 người trong vòng 5 năm. Hiện tại, đây cũng là mức thấp nhất trong 8 năm qua.

Ngoài 3 đơn vị trên, ACB cũng thu hẹp quy mô với mức giảm 365 người, còn lại 12.847 nhân sự vào cuối năm. TPBank, Nam A Bank, ABBank và KienlongBank cũng ghi nhận sự sụt giảm, nhưng mức điều chỉnh không đáng kể, dưới 100 nhân viên mỗi ngân hàng.

Điều đáng nói là những con số trên có thể chưa phản ánh trọn vẹn bức tranh cắt giảm nhân sự trong ngành ngân hàng năm qua. Các ngân hàng đang trong diện kiểm soát đặc biệt như SCB hay những ngân hàng mới được chuyển giao bắt buộc như GPBank, OceanBank (nay là MBV), DongA Bank và CBBank (nay là VCBNeo) đều không công bố báo cáo tài chính. Tuy nhiên, đây lại chính là những ngân hàng có nguy cơ cắt giảm nhân sự cao nhất, khi phải tái cơ cấu mạnh mẽ để cải thiện hoạt động.

Điển hình là SCB, kể từ khi bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, ngân hàng này liên tục thu hẹp quy mô. Chỉ trong vòng 18 tháng, từ tháng 6/2023 đến cuối năm 2024, SCB đã đóng cửa 145 phòng giao dịch trên khắp cả nước. Với tốc độ thu hẹp nhanh như vậy, việc tinh giản nhân sự gần như là điều không thể tránh khỏi.

Tương tự, các ngân hàng thuộc diện chuyển giao bắt buộc cũng đối mặt với áp lực tinh gọn bộ máy. Khi các ngân hàng nhận chuyển giao đẩy mạnh mô hình quản lý công nghệ cao, tập trung hoạt động tại hội sở và tối ưu vận hành, nhiều vị trí tại chi nhánh trở nên dư thừa, kéo theo nguy cơ cắt giảm nhân sự ở quy mô lớn.

Xem thêm

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú

Ngân hàng Nhà nước sẽ đổi mới điều hành, tiến tới bỏ cơ chế phân bổ room tín dụng

Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục đổi mới biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng và triển khai lộ trình giảm dần, tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng, nỗ lực đạt tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống dự kiến 16%...

Tỷ giá đã qua "cơn sóng gió"

Tỷ giá đã qua "cơn sóng gió"

Việc đồng USD suy yếu trong tháng 1 đã giúp giảm đáng kể áp lực lên tỷ giá, song thách thức vẫn còn khi cuộc chiến thương mại được dự báo sẽ là yếu tố hỗ trợ cho đồng USD trong thời gian tới...

Có thể bạn quan tâm

Quỹ đầu tư giao dịch trầm lắng

Quỹ đầu tư giao dịch trầm lắng

Trong tuần từ ngày 10 - 14/2, hoạt động giao dịch của các quỹ đầu tư chứng kiến sự trầm lắng đáng kể, diễn ra trong bối cảnh thị trường liên tục chứng kiến những biến động khó lường...

Có thể tăng thêm tỷ trọng từ tốn ở các mã đang có lợi nhuận

Có thể tăng thêm tỷ trọng từ tốn ở các mã đang có lợi nhuận

Xu hướng tăng điểm là hoàn toàn chiếm ưu thế trong các phiên gần đây khi áp lực giảm sâu là chưa có và VN-Index vẫn vận động trên đường trung bình MA200 ngày, nhà đầu tư nắm chặt danh mục và có thể tăng thêm tỷ trọng từ tốn ở các mã đang có lợi nhuận khi thị trường chung rung lắc...

Chứng khoán LPBank có tân Chủ tịch

Chứng khoán LPBank có tân Chủ tịch

Với hơn 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính – chứng khoán, ông Nguyễn Duy Khoa được hội đồng quản trị kỳ vọng sẽ đưa Chứng khoán LPBank (LPBS) bứt phá mạnh mẽ, nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng tới mục tiêu trở thành một trong những công ty chứng khoán hàng đầu trên thị trường trong 3 đến 5 năm tới.