“Hồ sơ Síp” đẩy lĩnh vực BĐS đảo Síp vào bế tắc

Việc "Hồ sơ Síp" tiết lộ danh tính của hơn 2.300 nhà đầu tư và các hoạt động tội pháp xuyên quốc gia đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của đảo Síp.
“Hồ sơ Síp” đẩy lĩnh vực BĐS đảo Síp vào bế tắc

Các bên liên quan đến thị trường BĐS tại đảo Síp cho biết, việc Al Jazeera tiết lộ thông tin về phương thức nhập quốc tịch đảo Síp là một “cú đòn” nặng nề đối với ngành xây dựng quốc gia, vốn dựa vào chương trình buôn bán BĐS cao cấp cho người nước ngoài. 

Trong bình luận với Financial Mirror, Chủ tịch Hiệp hội Chủ sở hữu BĐS Síp, ông George Mouskides nhận xét: “Các báo cáo của Al Jazeera không thể xuất hiện vào thời điểm nào tồi tệ hơn nữa khi lĩnh vực BĐS đang quay cuồng vì đại dịch.” 

“Chương trình đầu tư nhận quốc tịch của đảo Síp đã bị ảnh hưởng nặng nề vì Covid-19, chính phủ ước tính rằng số lượng người nhập tịch sẽ giảm xuống 200 người trong năm từ mức 800 người của 2 năm trước đây.” 

Tuy nhiên, việc rò rỉ tài liệu về 2351 “hộ chiếu vàng” và các hoạt động tội pháp xuyên quốc gia đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của đảo Síp. 

“Chúng ta đang nói về kế hoạch để kéo nền kinh tế Síp thoát khỏi suy thoái vào năm 2013, thồi nguồn sinh khí mới vào ngành xây dựng - chính là trụ cột của ngành kinh tế đất nước.” 

“Những gì mà chúng tôi trong ngành BĐS hy vọng, là các chính trị gia sẽ không biến vấn đề của những báo cáo không mấy hay ho về đảo Síp giết chết ngành BĐS đã cống hiến rất nhiều cho quốc gia,” ông Mouskides bày tỏ. 

Nhà đầu tư mất lòng tin

Ông Mouskides cho biêt, chính phủ đảo Síp nên mạnh dạn đứng ra thừa nhận sai lầm của mình trong quá khứ, đồng thời nhấn mạnh rằng họ phải tập trung vào việc cải cách chương trình nhập tịch. 

“Chính phủ nên cam kết cử các kiểm toán viên của bên thứ 3 để giám sát chương trình, lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư.”

Antonis Loizou, Giám đốc điều hành Công ty Antonis Loizou & Cộng sự chia sẻ với Financial Mirror rằng, chương trình nhập quốc tịch này một khi mất uy tín chắc chắn tạo nên hàng loạt hậu quả”. Ông lập luận rằng, chỉ riêng việc thông tin về các nhà đầu tư bị rò rỉ trên phương tiện truyền thông sẽ khiến thậm chí cả những nhà đầu tư hợp pháp cảm thấy không thoải mái. “Mặc dù chúng ta nền thừa nhận rằng, nhiều nhà đầu tư chỉ đầu tư để có được tấm hộ chiếu, tuy nhiên cũng có những người trong số họ cuối cùng vẫn ở lại để tiếp tục đầu tư vào Síp.” 

“Có rất nhiều trường hợp các nhà đầu tư Trung Quốc ban đầu đầu tư vào Síp để xin hộ chiếu nhưng hiện đang mở rộng xây dựng khách sạn ở Larnaca và Paralimni,” ông Loizou cho biết. 

“Những báo cáo và cáo buộc từ Al Jazeera sẽ gây ra thiệt hại hơn nữa vì Síp sẽ mất đi những nhà đầu tư có thể giúp các dự án đang xây dựng hoặc nằm trong quy hoạch.”

Đồng tình với ý kiến của ông Mouskides, ông Loizou khẳng định, chính phủ Síp cần làm việc chăm chỉ hơn nữa để xây dựng lại niềm tin của các nhà đầu tư đối với chương trình đầu tư vào đảo Síp. 

Kế hoạch “Citizenship for Investment” (đầu tư để nhận quyền công dân) được đưa ra khi chính phủ đảo Síp đang tìm cách thu hút các khoản đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy nền kinh tế suy thoái. Chương trình đã thành công trong việc tạo ra dòng chảy hàng tỷ USD cho đất nước, chủ yếu vào lĩnh vực BĐS và xây dựng. Các nhà đầu tư chủ yếu tập trung vào các căn hộ cao cấp trong những toà nhà cao tầng và biệt thự sang trọn bên biển. 

Kể từ ngày 15/5, các tiêu chí trong kế hoạch “Citizenship for Investment” được thắt chặt hơn, bao gồm khoản đầu tư 2,5 triệu euro (với ít nhất 500.000 euro cho nơi ở) và một khoản đóng góp 75.000 euro cho Tổng công ty Land Corporation của nhà nước cùng với 75.000 euro khác cho Quỹ Đổi mới. Bên cạnh đó, các thủ tục thẩm định chặt chẽ hơn dự kiến sẽ giúp loại trừ các nhà đầu tư không uy tín. 

Theo những thay đổi gần đây, các quy tắc chống rửa tiền mới sẽ được bổ sung để củng cố cách thức kiểm tra những nhà đầu tư tiềm năng thực sự. Giờ đây, những nhà đầu tư có liên quan hoặc bị kết án nghiêm trọng sẽ bị thu hồi quốc tịch Síp, tước bỏ mọi đặc quyền công dân tại Cộng hoà Síp và toàn bộ Liên minh châu Âu. 

Nguồn: Financial Mirror

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…