Hoa Kỳ và EU đồng ý giảm thuế kim loại mà chính quyền TT Trump từng áp đặt

Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đã tuyên bố "xoa dịu" các tranh chấp thương mại bắt nguồn từ thời chính quyền Trump.
Hoa Kỳ và EU đồng ý giảm thuế kim loại mà chính quyền TT Trump từng áp đặt

Vào tháng 6/2018, chính quyền của cựu TT Donald Trump đã áp đặt mức thuế 25% đối với thép châu Âu và 10% thuế khác đối với nhôm vì lý do an ninh quốc gia.

EU kịch liệt phản đối động thái này ngay từ đầu và sau nhiều nỗ lực mà không đạt được thỏa thuận với chính quyền TT Trump, khối đã đưa vụ việc lên Tổ chức Thương mại Thế giới và áp đặt các biện pháp trả đũa lên tới 6,4 tỷ euro (7,78 tỷ USD) hàng hóa xuất khẩu của Mỹ. Các sản phẩm EU nhắm mục tiêu tới bao gồm rượu Bourbon, bơ đậu phộng và nước cam. Trong đó, EU áp thuế đối với 2,8 tỷ euro hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ trong thời gian đầu và cho biết sẽ tiếp tục với 3,6 tỷ euro còn lại 3 năm sau hoặc sau khi có kết quả khả quan tại WTO. Đợt thuế quan thứ hai đã được hoãn lại vào đầu năm nay, cho thấy một dấu hiệu khả quan trong mối quan hệ đối với chính quyền Biden.

Giám đốc thương mại của EU, ông Valdis Dombrovskis cho biết: “Chúng tôi đã đồng ý tạm ngừng tranh chấp thương mại thép, nhôm và khởi động một hợp tác chung về Thỏa thuận toàn cầu về thép và nhôm bền vững”.

Hoa Kỳ tuyên bố, họ sẽ không dừng áp thuế kim loại và EU cũng sẽ đình chỉ các mức thuế liên quan đối với hàng hóa của Mỹ.

Phát biểu vào 31/10, Tổng thống Joe Biden cho biết thỏa thuận song phương sẽ “ngay lập tức giảm bớt thuế quan nhôm, thép đối với Liên minh châu Âu, đảm bảo một ngành công nghiệp thép mạnh mẽ và cạnh tranh công bằng trong nhiều thập kỷ tới”.

Trước đó, các đồng minh châu Âu đã phần nào này tỏ sự lo ngại về các chính sách đối ngoại của Tổng thống Biden, sau cuộc rút quân khỏi Afghanistan vào mùa hè, thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân gây tranh cãi với Australia và thiếu các kế hoạch giải quyết các tranh chấp thương mại.

Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã nhận xét thỏa thuận mới nhất là “một bước tiến quan trọng trong quan hệ đối tác mới của đôi bên”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...