Hoàng Anh Gia Lai muốn bán hơn 48 triệu cổ phiếu HNG để trả nợ ngân hàng

Nếu giao dịch thành công, HAGL sẽ hạ số lượng cổ phiếu HNG nắm giữ từ hơn 178,1 triệu đơn vị xuống còn hơn 130 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu giảm tương đương từ 16,07% về còn 11,73%.

Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HoSE: HAG) vừa đăng ký bán ra 48,1 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, HoSE: HNG). Đáng chú ý, mục đích giao dịch là ngân hàng bán cổ phiếu để thu hồi nợ đối với HAG.

Theo đó, HAGL dự kiến bán 48,1 triệu HNG đang sở hữu trong khoảng thời gian từ ngày 17/01 – 15/02/2022 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh trên sàn. Mục đích giao dịch là ngân hàng bán cổ phiếu để thu hồi nợ đối với HAG.

Ước tính với mức giá 12,000 đồng chốt phiên 12/01 của cổ phiếu HNG, thương vụ này có thể đem về cho HAG số tiền khoảng 577 tỷ đồng.

Nếu giao dịch thành công, HAGL sẽ hạ số lượng cổ phiếu HNG nắm giữ từ hơn 178,1 triệu đơn vị xuống còn hơn 130 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu giảm tương đương từ 16,07% về còn 11,73%.

Vào cuối tháng 7/2021, ở thông báo của Công ty Cổ phần nông nghiệp Trường Hải (Thagrico), doanh nghiệp này cho biết HAGL đã liên tục bán ra cổ phiếu HNG, đưa tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông HAGL tại HAGL Agrico chỉ còn 16,34%. Trong khi đó, theo phương án phát hành được ĐHCĐ thông qua, sau khi thực hiện, nhóm cổ đông HAGL phải duy trì tỷ lệ sở hữu tại HAGL Agrico là 25,24%. Theo Thagrico, động thái này của HAGL đã làm giá trị cổ phiếu của HNG tụt giảm xuống dưới mệnh giá.

Ở thời điểm đó, HAGL đã cam kết dừng, không tiếp tục bán ra cổ phiếu HNG. Sau khoảng nửa năm, doanh nghiệp này bắt đầu có động thái bán ra khi giá cổ phiếu HNG tăng mạnh khoảng 59% trong vòng 3 tháng trở lại đây và tăng 38% trong vòng 6 tháng.

Cổ phiếu HNG đóng cửa phiên 13/1 ở mức giá 11.200 đồng/cổ phiếu. Trước đó, cổ phiếu HNG đã có nhiều tháng giao dịch ở mức giá dưới mệnh (10.000 đồng/cổ phiếu).

Về tình hình kinh doanh, HAGL chuyển lỗ 187 tỷ đồng trong quý 3 năm trước sang có lãi ròng gần 24 tỷ đồng vào quý 3/2021. Trong kỳ HAG ghi nhận doanh thu thuần 554 tỷ đồng, giảm 21% so cùng kỳ. Trong đó doanh thu trái cây chiếm 220 tỷ đồng, doanh thu bán heo chiếm 183 tỷ đồng. Lãi gộp thu về 177 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ gộp 56 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, chi phí tài chính quý 3/2021 cao đến 692 tỷ đồng, gấp 2,6 lần cùng kỳ do Công ty thực hiện trích lập dự phòng giảm giá khoản đầu tư vào nhóm CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HNG).

Khấu trừ chi phí và thuế, HAG báo lãi ròng đạt 23.7 tỷ đồng (cùng kỹ lỗ 187 tỷ đồng). Tính chung cả 9 tháng đầu năm, HAG có lãi ròng 41.9 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2020 thua lỗ 1,343 tỷ đồng).

Đến thời điểm 30/09/2021, HAG đang có tổng tài sản 18,399 tỷ đồng, giảm một nửa (giảm 49%) so với đầu năm. Tuy nhiên, khoản nợ phải trả cũng giảm đáng kể 49%, còn 13,435 tỷ đồng tại cuối quý 3.

Vay nợ ngắn hạn và dài hạn giảm 83% và 27% so với đầu năm, lần lượt còn 1,528 tỷ đồng và 6,792 tỷ đồng. Trong đó, khoản vay ngắn hạn của HAG là đối với Sacombank gần 500 tỷ đồng. Khoản vay dài hạn với các ngân hàng trị giá gần 1,205 tỷ đồng, trong đó 657 tỷ đồng đến hạn trả trong vòng 1 năm.

Lỗ lũy kế sau thuế chưa phân phối đang ở mức 4,056 tỷ đồng, cải thiện hơn mức lỗ 6,302 tỷ đồng đầu năm.

Không chỉ kết quả kinh doanh chuyển biến khả quan, giá cổ phiếu HAG cũng tích cực. Cụ thể, từ đầu tháng 11/2021 đến nay, giá cổ phiếu HAG đã tăng lên 14.000 đồng/cp vào cuối phiên 13/1.

Sang năm 2022, HAGL lên kế hoạch doanh thu thuần đạt 4.820 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.120 tỷ đồng, lần lượt tăng 116% và gấp 9 so với số liệu ước tính năm 2021. Đây là mức lợi nhuận mục tiêu tương đối cao trong bối cảnh tình hình kinh doanh của HAGL những năm gần đây rất sa sút.

Có thể bạn quan tâm