Hơn 1 năm, có 18 doanh nghiệp phải "hạ" sàn sang giao dịch trên UPCoM

Theo danh sách của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), từ đầu năm 2022 đến nay, đã có 18 doanh nghiệp phải chuyển từ HNX và HOSE sang giao dịch trên UPCoM...

Do các doanh nghiệp này kinh doanh thua lỗ quá thời gian quy định hay không thực hiện đúng nghĩa vụ công bố theo đúng quy định... nên bị huỷ niêm yết tại HNX và HOSE, buộc phải chuyển sang giao dịch trên UPCoM

giao dịch trên UPCoM
Phần lớn doanh nghiệp phải chuyển sàn giao dịch xuống UPCoM kể từ đầu năm đến nay do không công bố báo cáo tài chính năm hoặc do báo cáo tài chính có một số điểm bị kiểm toán ngoại trừ

Cụ thể là các doanh nghiệp chuyển giao dịch từ HOSE sang sàn UPCoM gồm: Công ty Cổ phần Quốc tế Hoàng Gia, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân; Công ty Cổ phần xây dựng công nghiệp và dân dụng dầu khí; Công ty Cổ phần kết cấu kim loại và Lắp máy dầu khí; Công ty Cổ phần Khai thác và Chế biến Khoáng sản Lào Cai; Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros. 

Các doanh nghiệp chuyển giao dịch từ HNX sang sàn UPCOM gồm: Công ty Cổ phần Tập đoàn Khoáng sản Á Cường; Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Bến Tre; Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông VI TE CO; Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại và Khoáng sản Hoàng Phúc; Công ty Cổ phần Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ; Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Viễn Thông; Công ty Cổ phần Sông Đà 2; Công ty Cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông; Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư 492; Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng; Công ty Cổ phần Tập đoàn TDI; Công ty Cổ phần Tập đoàn Green+.

Trong số các công ty này, có các công ty đáng chú ý như Xây dựng FLC Faros, Sông Đà 2, Cảng Hải Phòng, Xây dựng và Đầu tư 492.

Cụ thể, FLC Faros là một trong những doanh nghiệp "họ FLC" phải rời HOSE do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin. Trung tâm lưu ký chứng khoán đã có thông báo thực hiện chuyển dữ liệu đăng ký, lưu ký cổ phiếu  sang UPCoM. Tuy nhiên, đến nay, sau gần nửa năm, sàn UPCoM chưa có thông báo về việc chấp thuận đăng ký giao dịch đối với cổ phiếu ROS của FLC Faros.

Sông Đà 2 (mã chứng khoán: SD2) nằm trong danh sách các công ty bị huỷ niêm yết trên HNX và buộc phải giao dịch trên UPCoM. "Trát huỷ" có hiệu lực từ ngày 29/7/2022. Lý do là vì báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán của Sông Đà 2 có ý kiến ngoại trừ của kiểm toán trong ba năm 2019, 2020, 2021 thuộc trường hợp hủy bỏ niêm yết bắt buộc theo quy định của Luật Chứng khoán. Cụ thể, theo Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 của Sông Đà 2, đơn vị kiểm toán đã ngoại trừ một số vấn đề như khả năng thu hồi nợ của một số khoản phải thu, các chi phí kinh doanh đang dở dang....

Cảng Hải Phòng (mã chứng khoán: PHP) cũng bị huỷ niêm yết từ 31/8/2022 do Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán của Cảng Hải Phòng có ý kiến ngoại trừ của kiểm toán trong ba năm 2019, 2020, 2021, thuộc trường hợp hủy bỏ niêm yết bắt buộc theo quy định. Kết quả kinh doanh quý 1/2022 của Cảng Hải Phòng có lợi nhuận giảm và dòng tiền âm.

Xây dựng và Đầu tư 492 (mã chứng khoán: C92) bị huỷ niêm yết từ 18/7/2022 cũng do báo cáo tài chính năm 2019, 2020 và 2021 đã kiểm toán của Đầu tư 492 có ý kiến ngoại trừ của kiểm toán.

Từ năm 2020 sang đến nửa đầu năm 2022, toàn bộ nền kinh tế trong nước và thế giới vẫn chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19. Thời gian giãn cách xã hội cũng khiến hoạt động của nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và hoạt động vận tải. Điều này phần nào phản ảnh các khoản "khoản phải thu, chi phí vận hành, chi phí kinh doanh dang dở..." ghi nhận trong các báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp tăng vọt. 

Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp cũng đối mặt với tình trạng kinh doanh kém khả quan dẫn đến nguy cơ huỷ niêm yết như Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (mã chứng khoán: VNA); Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (mã chứng khoán: UDC) ; Công ty Cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn (mã chứng khoán: SII)...

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...

 Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Giữa những thách thức của nền kinh tế, các "ông lớn" như Vingroup, Techcombank, Tập đoàn Hoa Sen vẫn đang âm thầm tìm kiếm cơ hội tái cấu trúc và mở rộng hoạt động kinh doanh. Một trong những chiến lược họ nhắm tới chính là IPO các công ty con...