Hơn 27 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam trong 10 tháng đầu năm

Báo cáo từ Tổng cục Thống kê cho biết, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 31/10/2024 đạt 27,26 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước...

Hơn 27 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam trong 10 tháng đầu năm

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê mới công bố, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 31/10/2024 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 27,26 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đăng ký cấp mới có 2.743 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 15,23 tỷ USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và giảm 2,5% về số vốn đăng ký.

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 9,79 tỷ USD, chiếm 64,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 3,24 tỷ USD, chiếm 21,3%; các ngành còn lại đạt 2,2 tỷ USD, chiếm 14,5%.

anh-chup-man-hinh-2024-11-06-luc-101512.png
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong số 76 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong mười tháng năm 2024, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 4,98 tỷ USD, chiếm 32,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 2,08 tỷ USD, chiếm 13,7%; Trung Quốc 2,07 tỷ USD, chiếm 13,6%; Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) 1,69 tỷ USD, chiếm 11,1%.

Về vốn đăng ký điều chỉnh, có 1.151 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 8,35 tỷ USD, tăng 41,7% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 16,39 tỷ USD, chiếm 69,5% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 4,41 tỷ USD, chiếm 18,7%; các ngành còn lại đạt 2,78 tỷ USD, chiếm 11,8%.

Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 2.669 lượt với tổng giá trị góp vốn 3,68 tỷ USD, giảm 29,9% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, có 966 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 1,87 tỷ USD; 1703 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1,81 tỷ USD.

Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 815,8 triệu USD, chiếm 22,2% giá trị góp vốn; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đạt 691,2 triệu USD, chiếm 18,8%; các ngành còn lại 2,17 tỷ USD, chiếm 59,0%.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024 ước đạt 19,58 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 15,8 tỷ USD, chiếm 80,7% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,56 tỷ USD, chiếm 8%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 801,7 triệu USD, chiếm 4,1%.

anh-chup-man-hinh-2024-11-06-luc-101557.png
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 10 tháng đầu năm 2024 có 124 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 429,9 triệu USD, tăng 71,2% so với cùng kỳ năm trước; có 21 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 43,2 triệu USD, giảm 75,1%.

Tính chung 10 tháng đầu năm 2024, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 473,1 triệu USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, hoạt động chuyên môn khoa học, công nghệ đạt 200,5 triệu USD, chiếm 42,4% tổng vốn đầu tư; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 70,8 triệu USD, chiếm 15,0%; khai khoáng đạt 58,6 triệu USD, chiếm 12,4% bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 36,2 triệu USD, chiếm 7,6%; vận tải kho bãi đạt 33,2 triệu USD, chiếm 7,0%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng và điều hòa không khí đạt 23,9 triệu USD, chiếm 5,0%; dịch vụ khác đạt 10,2 triệu USD, chiếm 2,2%.

Trong 10 tháng đầu năm 2024, có 30 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó: Indonesia là nước dẫn đầu với 127,7 triệu USD, chiếm 27,0% tổng vốn đầu tư; Ấn Độ 90,1 triệu USD, chiếm 19,0%; Lào 77,9 triệu USD, chiếm 16,5%; Hà Lan 54,6 triệu USD, chiếm 11,5%; Hoa Kỳ 42,8 triệu USD, chiếm 9,0%; Gibraltar 29,4 triệu USD, chiếm 6,2%; Campuchia 27,2 triệu USD, chiếm 5,8%; Vương quốc Anh 20,4 triệu USD, chiếm 4,3%.

Xem thêm

Tỷ lệ lấp đầy căn hộ dịch vụ ổn định theo quý ở mức 83%

Căn hộ dịch vụ được hưởng lợi nhờ vốn FDI

Theo chuyên gia dòng vốn FDI dồi dào và sự mở rộng của các khu công nghiệp thu hút người nước ngoài tới Việt Nam làm việc đã giúp tạo ra nguồn cầu ổn định cho phân khúc căn hộ dịch vụ...

Việt Nam thu hút gần 21 tỷ USD vốn FDI trong 8 tháng đầu năm

Việt Nam thu hút gần 21 tỷ USD vốn FDI trong 8 tháng đầu năm

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục xu hướng tích cực. Trong 8 tháng đầu năm nay, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước...

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị 4 giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn đầu tư công

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công vừa qua gặp nhiều khó khăn, nổi bật là vấn đề vật liệu thông thường phục vụ cho thi công các công trình lớn. Thứ trưởng cũng nêu ra các nhóm giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn...

Đón làn sóng đầu tư mới

Đón làn sóng đầu tư mới

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần làm rõ tổng mức đầu tư, không tô hồng bức tranh tài chính

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh rằng cần phải tính toán chính xác chi phí xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, không tô hồng bức tranh tài chính, đặc biệt trong giai đoạn vận hành khai thác để đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng cao...