HoREA kiến nghị giải pháp tăng thu ngân sách từ tiền sử dụng đất

"Nếu khẩn trương giải quyết hồ sơ nộp tiền sử dụng đất của mấy chục dự án nhà ở thương mại trên thì ngân sách nhà nước của thành phố sẽ có thể thu được hàng nghìn tỷ đồng" – Chủ tịch HoREA.
HoREA kiến nghị giải pháp tăng thu ngân sách từ tiền sử dụng đất

Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) vừa gửi văn bản đến UBND TP. HCM đề xuất các giải pháp vừa vừa hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân và góp phần tăng thu ngân sách cho thành phố.

Trong đó, HoREA đề nghị TP giải quyết công tác tính tiền sử dụng đất các dự án nhà ở thương mại đã xây dựng xong nhưng chưa nộp hoặc đã tạm nộp tiền sử dụng đất, trong đó có dự án đã bàn giao nhà cho khách hàng và các dự án mới.

Theo thống kê chưa đầy đủ của HoREA tính đến tháng 9/2020, TP có 63 dự án của 17 doanh nghiệp với hơn 30.042 sản phẩm (gồm 27.709 căn hộ chung cư và 2.693 căn hộ văn phòng officetel) chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ).

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng nguyên nhân chính là do Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính chưa xác định được tiền sử dụng đất của các dự án. Việc này vừa làm giảm nguồn thu ngân sách thành phố, vừa gây thiệt hại cho doanh nghiệp và người mua nhà vì không được cấp sổ đỏ.

Trong năm 2020, Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết đã cấp sổ đỏ cho 11.114 căn nhà, vẫn còn khoảng 20.000 căn chưa được cấp sổ đỏ.

"Nếu khẩn trương giải quyết hồ sơ nộp tiền sử dụng đất của mấy chục dự án nhà ở thương mại trên thì ngân sách nhà nước của thành phố sẽ có thể thu được hàng nghìn tỷ đồng", ông Lê Hoàng Châu nhận định.

Chủ tịch HoREA lấy ví dụ, với 63 dự án nhà ở thương mại, tiền sử dụng đất bình quân mỗi dự án 100 tỷ đồng thì số tiền nộp vào ngân sách thành phố sẽ khoảng 6.300 tỷ đồng. Bên cạnh đó, sau khi chủ đầu tư nộp tiền sử dụng đất thì khách hàng được cấp sổ đỏ, nếu mỗi căn hộ có giá bình quân 3,5 - 5 tỷ đồng và nếu có 10.000 căn được mua bán, chuyển nhượng thì thành phố thu 2% thuế thu nhập cá nhân ước đạt 700 - 1.000 tỷ đồng, chưa kể trường hợp chủ kinh doanh cho thuê còn nộp thuế kinh doanh nhà,...

Đối với các dự án nhà ở mới, ông Châu cho biết nhiều dự án hiện nay đã xây dựng xong hạ tầng và phần móng nên các chủ đầu tư rất mong mỏi được Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính trình UBND TP phê duyệt tiền sử dụng đất để sớm hoàn thành nghĩa vụ tài chính để được huy động vốn, bán nhà ở hình thành trong tương lai.

Đơn cử như một dự án tại quận 7 đã nhận đặt cọc giữ chỗ của khách hàng nhưng chưa thể ký kết hợp đồng mua bán nhà vì chưa được phê duyệt tiền sử dụng đất. Theo HoREA, dự kiến số tiền tiền sử dụng đất của riêng dự án này khoảng 1.500 tỷ đồng.

"Nếu đẩy nhanh công tác tính tiền sử dụng đất của vài chục dự án trên thì ngân sách TP sẽ có thêm nguồn thu rất lớn", ông Châu nhận định.

Xem thêm

HoREA hiến kế tháo gỡ ách tắc cho các dự án BĐS

HoREA hiến kế tháo gỡ ách tắc cho các dự án BĐS

Hiệp Hội BĐS TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ; Bộ Tư pháp và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 19/9/2021, Hiệp hội BĐS TP.HCM đã đánh giá tác động của việc sửa đổi, bổ sung điểm c Khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020 đến thị trường BĐS.

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…