Hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

NSNN chi công tác kiểm tra, đánh giá trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; sau khi giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

Thông tư 03/2023/TT-BTC quy định các nội dung chi cho công tác quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ bao gồm: Chi hoạt động của các Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ, Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ, Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ và các Hội đồng tư vấn khác được quy định tại Thông tư quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Chi hoạt động của tổ thẩm định kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thành lập theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ. Chi thù lao, công tác phí của chuyên gia xử lý các vấn đề kỹ thuật hỗ trợ cho hoạt động của Hội đồng. Chi thuê chuyên gia tư vấn độc lập (nếu có). Chi thông báo tuyển chọn trên các phương tiện truyền thông.

Chi công tác kiểm tra, đánh giá trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; kiểm tra, đánh giá sau khi giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Định mức chi quản lý nhiệm vụ nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Theo Thông tư, mức chi họp Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ như sau: Đối với Chủ tịch hội đồng, khung định mức chi tối đa là 1,5 triệu đồng/hội đồng; đối với Phó chủ tịch hội đồng; thành viên hội đồng, mức chi tối đa là 1 triệu đồng/hội đồng.

Chi thù lao xây dựng yêu cầu đặt hàng đối với các nhiệm vụ đề xuất thực hiện: Mức chi tối đa cho Chủ tịch hội đồng là 700.000 đồng/nhiệm vụ; mức chi cho Phó chủ tịch hội đồng; thành viên hội đồng là 500.000 đồng/nhiệm vụ.

Về chi tư vấn đánh giá nghiệm thu chính thức nhiệm vụ khoa học và công nghệ: Trường hợp họp Hội đồng nghiệm thu, mức chi tối đa đối với Chủ tịch hội đồng là 1,8 triệu đồng/nhiệm vụ; đối với Phó chủ tịch hội đồng; thành viên hội đồng là 1,5 triệu đồng/nhiệm vụ...

Việc quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện theo các quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán, Luật Khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/2/2023.

Hướng dẫn sử dụng kinh phí hoạt động xúc tiến đầu tư Thanh Xuân

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...