Keppel trả hơn 400 triệu USD dàn xếp bê bối hối lộ xuyên quốc gia

Tập đoàn Keppel của Singapore đã đồng ý trả 422 triệu USD tiền phạt cho ba nước Mỹ, Brazil và Singapore để dàn xếp các cáo buộc hối lộ liên quan tới một số hợp đồng ký kết với đối tác Brazil.
Keppel trả hơn 400 triệu USD dàn xếp bê bối hối lộ xuyên quốc gia

Theo thông tin từ giới chức Mỹ, một công ty con đặt tại Mỹ của tập đoàn Keppel, công ty chuyên kinh doanh xây giàn khoan dầu và vận hành xưởng đóng tàu, đã tham gia vào một mạng lưới hối lộ do một đối tượng người Brazil dẫn đầu. 

Tuyên bố của công tố viên Mỹ Bridget Rohde cho biết qua mạng lưới này, các công ty liên quan đã hối lộ khoảng 50 triệu USD cho một số quan chức Brazil cũng như thu lợi phi pháp hơn 350 triệu USD thông qua hoạt động thu mua doanh nghiệp. 

Trong tuyên bố đưa ra tại Singapore, Keppel cho biết các vụ việc xoay quanh "các khoản chi trả phi pháp" của một cựu đại diện công ty với các quan chức Brazil trong giai đoạn 2001-2014 liên quan tới một số dự án ký với Tập đoàn dầu khí quốc gia Brazil Petrobras và Sete Brasil, một nhà cung cấp giàn khoan dầu. Keppel cam kết hợp tác toàn diện với giới chức ba nước Singapore, Mỹ và Brazil trong công tác điều tra.

Chủ tịch tập đoàn Keppel Lee Boon Yang bày tỏ hối hận và thất vọng về các vụ việc trên. Bên cạnh đó, công ty cũng cho biết sẽ tiếp tục các hoạt động tại Mỹ và Brazil, đồng thời lạc quan rằng các bê bối này sẽ không ảnh hưởng tới việc kinh doanh tại ba thị trường trên cũng như các nước khác. 

Cơ quan chống tham nhũng của Singapore ngày 23/12 thông báo đang điều tra các cá nhân tình nghi liên quan trong vụ việc, song từ chối cung cấp thông tin chi tiết.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...