Khi chủ đầu tư và khách hàng không nhìn về một hướng

Từ giao kết đến thực hiện thực hiện hợp đồng là quãng đường dài, tranh chấp phát sinh là không thể tránh khỏi. Nhưng quá nhiều tranh chấp, diễn ra  thời gian qua là một dấu hiệu bất thường đáng báo độ
Khi chủ đầu tư và khách hàng không nhìn về một hướng

Tranh chấp ngày càng gia tăng

Năm 2017, thị trường chứng kiến các vụ chấp giữa cư dân với chủ đầu tư, ban quản lý xảy ra ở hàng loạt chung cư tại Hà Nội và TP.HCM.

Trong đó, tại TP.HCM, theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM HoREA, toàn Thành phố có 935 chung cư cao tầng, thì có 105 chung cư đang có tranh chấp ở các mức độ khác nhau, trong đó có 9 chung cư có tình hình tranh chấp gay gắt và phức tạp.

Còn tại Hà Nội, dù không có con số thống kê cụ thể, nhưng năm qua, thị trường chứng kiến tranh chấp xảy ra tại hàng loạt chung cư như New Horizon City (số 87 đường Lĩnh Nam, Hoàng Mai), Golden West (số 2 Lê Văn Thiêm, phường Nhân Chính, Thanh Xuân), Khu đô thị Ngoại giao đoàn (quận Bắc Từ Liêm), Hồ Gươm Plaza (đường Trần Phú, quận Hà Đông), Chung cư Mipec Riverside (quận Long Biên), Chung cư Helios Tower (75 Tam Trinh, quận Hoàng Mai)…

Đơn cử như vụ việc cư dân Ecolife Capitol tại 58, Tố Hữu, quận Nam Từ Liêm phản ánh chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Xây dựng Thủ đô Capital House (Công ty TDJ) đã tự ý thay đổi thiết kế căn hộ, sử dụng vật tư xây dựng rẻ tiền hơn so với cam kết trong hợp đồng và cách thức đo đạc diện tích căn phòng chưa thỏa đáng dẫn đến nhiều người mua nhà bức xúc, đến mức thường xuyên phản đối trước sảnh của chung cư này.

Năm 2017, tình trạng tranh chấp đến mức Bộ Xây dựng đã có văn bản đề nghị UBND TP Hà Nội, TP HCM báo cáo về tình trạng dân cư khiếu nại và phản đối chủ đầu tư tại các dự án bất động sản trước 30/11 để cơ quan này tổng hợp, báo cáo Thủ tướng. 

Các vấn đề tranh chấp hiện nay rất đa dạng nhưng tập trung chủ yếu vào những nội dung như bàn giao nhà không đúng tiến độ, chậm tổ chức hội nghị nhà chung cư, bầu ban quản trị, tranh chấp phần diện tích chung - riêng, cách đo diện tích căn hộ, phí dịch vụ, phí bảo trì, chất lượng xây dựng, thay đổi thiết kế…

Theo các chuyên gia, dù có những yếu tố khách quan, nhưng những tranh chấp trên xuất phát chính từ lỗi của chủ đầu tư khi không giữ đúng lời hứa, thiếu trung thực.

Dự án Ecolife Capitol Tố Hữu bị “tố” tự ý thay đổi thiết kế, đo thiếu diện tích.

Giọt nước tràn ly

Những tranh chấp trên, dù bức xúc, nhưng các khách hàng còn may mắn là đã nhận được nhà, trong khi đó, nhiều người mua sản phẩm từ các đơn vị môi giới gian dối, khách hàng còn tiền mất, tật mang.

Chẳng hạn, trong năm 2017, hàng loạt khách hàng đã gửi đơn tố cáo nhóm Công ty cổ phần Địa ốc Kim Phát và Công cổ phần Đầu tư Việt Hưng Phát, bởi nhóm công ty này đổi tên dự án và đổi tên chủ đầu tư rồi chào bán ra thị trường. Thậm chí, nhóm công ty này còn tự ý thay đổi quy hoạch 1/500, vẽ thêm tiện ích, hạ tầng để lừa người ta.

Đặc biệt, theo phản ánh của khách hàng, khi phát hiện mình bị lừa, nhiều khách hàng tìm đến trụ sở của Công ty Kim Phát tại địa chỉ 246 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10 (TP.HCM) để đòi lại tiền đặt cọc, thì lãnh đạo công ty này cho nhân viên hăm dọa, uy hiếp, thậm chí còn hành hung khách hàng…

Hay cuối năm 2017, dù chưa được giao làm chủ đầu tư, nhưng Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba và Công ty cổ phần Alibaba Tây Bắc đã tự nhận là chủ đầu tư Dự án Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi khu vực VIII - 3 để thu tiền đặt chỗ của khách hàng…

Những khách hàng là Công ty Kim Phát kêu cứu trước cổng cơ quan pháp luật

Nhìn nhận về vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết, đa số chủ đầu tư kinh doanh bất động sản trên địa bàn TP.HCM đều có trách niệm, có tâm, văn hoá doanh nghiệp, đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm, phục vụ người nhu cầu của khách hàng. Cùng với đó, cũng có nhiều doanh nghiệp môi giới uy tín, đã góp phần quan trọng trong kết nối chủ đầu tư với người tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng có một số doanh nghiệp bị khiếu nại, tố cáo, hoạt động kinh doanh không lành mạnh, ảnh hưởng đến khách hàng, tác động tiêu cực đến thị trường.

Đứng về góc độ pháp lý, luật sư Trương Thị Hoà, Phó chủ tịch HoREA cho biết, hiện nay, có nhiều điều luật quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Cạnh tranh, Luật Quảng cáo, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng... Đặc biệt, Bộ luật Hình sự sửa đổi có thêm quy định xử lý hình sự pháp nhân, trong đó có pháp nhân thương mại.

“Điều này có nghĩa, hành vi lừa dối, gian lận trong kinh doanh bất động sản sẽ bị xử lý hình sự”, bà Hòa chia sẻ.

Tuy nhiên, ngoài việc tuân thủ nghiêm các luật định của pháp luật, doanh nghiệp cần phải xây dựng và giữ gìn đạo đức kinh doanh, phải đặt đạo đức trước cả luật. Có như vậy mới tạo nên một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, xã hội ổn định.

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Giá thuê trung bình tăng tới 16,2% tại Hà Nội và 15,4% tại TP.HCM, khẳng định sức hút ngày càng lớn của trung tâm thương mại đối với các nhà đầu tư và thương hiệu…