Khởi động Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Anh Quốc

Hội nghị sẽ thảo luận về cách thức đối phó với những thách thức toàn cầu như hồi phục kinh tế sau đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và sự gia tăng ảnh hưởng kinh tế và quân sự của Trung Quốc.

Tối 10/6, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã tới Anh để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7). Phát biểu trước khi lên đường tới Anh, Thủ tướng Suga nói: "Tôi mong muốn sẽ có các cuộc thảo luận thẳng thắn với lãnh đạo các nước G7, các nước có chung các giá trị toàn cầu". Theo kế hoạch, Thủ tướng Suga sẽ có cuộc hội đàm song phương với các nhà lãnh đạo G7, trong đó có Tổng thống Mỹ Joe Biden bên lề hội nghị. 

Trung Quốc là một trong số những vấn đề chính trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh G7 lần này, trong bối cảnh có những quan ngại về việc Bắc Kinh ngày càng có nhiều động thái gay gắt hơn hơn ở Biển Hoa Đông và Biển Đông; cũng như các vấn đề tại Đài Loan và người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương Đài Loan. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo G7 lên kế hoạch công bố một sáng kiến mới cung cấp tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển như một lựa chọn khác bên cạnh chương trình Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc.

Chương trình nghị sự của Hội nghị cũng sẽ đề cập đến vấn đề Nga, Triều Tiên và vụ việc Belarus buộc hạ cánh một máy bay dân sự và bắt giữ một nhà báo đối lập. 

Tại Hội nghị, Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ kêu gọi G7 và Liên minh châu Âu (EU) cam kết hỗ trợ cho chương trình tiêm chủng Covid-19 toàn cầu trước cuối năm 2022.

Xem thêm

WB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

WB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đưa ra dự báo, kinh tế toàn cầu năm 2021 sẽ đạt mức tăng trưởng 5,6%, tốc độ phục hồi nhanh nhất từ bất cứ cuộc suy thoái toàn cầu nào trong vòng 80 năm qua. Phần lớn nhờ vào sự phục hồi mạnh mẽ từ một số nền kinh tế lớn.

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?