Kinh doanh kém khởi sắc, lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản vẫn nhận mức lương tiền tỷ

Nhiều lãnh đạo của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết có mức lương "khủng", dù năm 2023 thị trường bất động sản còn nhiều thách thức...

Thị trường không thuận, các lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản vẫn ẵm mức lương tiền tỷ
Thị trường không thuận, các lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản vẫn ẵm mức lương tiền tỷ

Đến nay, các doanh nghiệp bất động sản đã công bố báo cáo tài chính quý 4/2023. Theo đó, mức lương hàng năm của lãnh đạo nhóm ngành này phần lớn vẫn trên 9 con số.

Cụ thể, ông Bùi Thanh Nhơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Novaland (mã chứng khoán: NVL) được nhận mức lương 1,1 tỷ đồng, tương đương khoảng 91 triệu đồng/tháng. Mức lương này tăng khá nhiều so với con số hơn 61 triệu đồng/tháng của năm 2022.

Người nhận mức lương cao nhất của NVL là ông Ng Teck Yow, Tổng giám đốc được bổ nhiệm vị trí CEO Novaland vào tháng 3/2023 là người được nhận lương cao nhất với 3,3 tỷ đồng

Lương cao là vậy nhưng tình hình kinh doanh của NVL lại đang gặp vấn đề. Cụ thể, về lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này cả năm 2023 đạt 684,8 tỷ đồng, giảm gần 3,2 lần so với con số 2.181,5 tỷ đồng của năm 2022.

Tương tự, dù lãi ròng năm 2023 của Tập đoàn Nam Long (NLG) giảm 65 tỷ đồng xuống còn 800 tỷ đồng, nhưng dàn lãnh đạo của doanh nghiệp vẫn nhận mức lương khá cao.

Trong đó, Chủ tịch Nguyễn Xuân Quang là người có thu nhập cao nhất với 5,14 tỷ đồng, tương đương 428 triệu đồng/tháng. Tiếp đó là Phó chủ tịch Trần Thanh Phong với mức thu nhập 4,23 tỷ đồng, gần 353 triệu đồng/tháng. Còn Tổng giám đốc Trần Xuân Ngọc là 12,8 tỷ đồng.

anh-man-hinh-2024-03-04-luc-135142-8289.png

Năm 2023, mức lương của ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã chứng khoán: DIG) nhận 1,95 tỷ đồng, hơn 160 triệu đồng/tháng.

Tiếp đến là Phó Chủ tịch Nguyễn Hùng Cường, đạt gần 1,5 tỷ đồng, tương đương 125 triệu đồng/tháng. Như vậy, so với năm 2022, mức lương của Chủ tịch và Phó Chủ tịch DIG không thay đổi. Còn Tổng giám đốc Nguyễn Quang Tín cũng nhận lương hơn 1,6 tỷ đồng, giảm nhẹ so với 1,7 tỷ của năm 2022. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này giảm mạnh từ 144 tỷ đồng, xuống còn 2,7 tỷ đồng trong năm 2023.

Về Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhà Đà Nẵng (mã chứng khoán: NDN), thù lao của các thành viên trong Hội đồng quản trị khá ổn định so với năm trước. Ông Lương Thanh Viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, nhận thù lao 120 triệu đồng, Tổng giám đốc Nguyễn Quang Minh Khoa nhận 84 triệu đồng, đều bằng năm trước.

Còn bên ban Tổng giám đốc, ông Lương ông Nguyễn Quang Minh Khoa ghi nhận 468 triệu đồng trong năm qua, tăng 39% so với cùng kỳ. Còn Phó Tổng giám đốc Nguyễn Quang Minh Khánh cũng tăng 36% lên hơn 351 triệu đồng.

Lãi ròng năm qua của Nhà Đà Nẵng ở mức 218 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với con số âm 142 tỷ đồng của năm 2022

Đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán: DXG), cả năm 2023, mức lương của các lãnh đạo có sự sụt giảm đáng kể. Theo đó, mức lương chi trả cho Tổng giám đốc DXG, ông Bùi Ngọc Đức giảm hơn 30%, còn gần 2,8 tỷ đồng, tương đương 233 triệu đồng/tháng.

Còn lãi ròng năm 2023 của DXG cũng giảm như các doanh nghiệp khác còn 457 tỷ đồng, giảm hơn 40% so với năm 2022.

Ở Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát (mã chứng khoán: HPX), Chủ tịch Hội đồng quản trị Đỗ Quý Hải đạt 600 triệu đồng/năm, giảm 50% so với năm trước đó. Theo đó, mỗi tháng ông Hải chỉ nhận 50 triệu đồng. Trong khi đó, Tổng giám đốc của Hải Phát là ông Đoàn Hòa Thuận thu nhập 1,97 tỷ đồng/năm, tăng 65% so với cùng kỳ.

Xem thêm

Doanh nghiệp bất động sản: Trả lương đã khó, thưởng Tết còn… khó hơn

Doanh nghiệp bất động sản: Trả lương đã khó, thưởng Tết còn… khó hơn

Cứ dịp cuối năm, người lao động đều mong chờ "thưởng Tết", để phụ giúp gia đình có một cái Tết nguyên đán ấm cúng hơn. Song với tình hình khó khăn, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản phải oằn mình chống chọi để tồn tại, việc lo thưởng Tết cho nhân viên cũng không dễ dàng…

Có thể bạn quan tâm

Bất động sản Hải Phòng được ví như “TP.HCM 15 năm trước”

Bất động sản Hải Phòng được ví như “TP.HCM 15 năm trước”

Hạ tầng phát triển đồng bộ, công nghiệp bùng nổ, cộng thêm tiềm năng giá còn thấp đã giúp thị trường bất động sản Hải Phòng duy trì sức hút mạnh mẽ suốt từ đầu 2023 đến nay. Đây được xem là một trong những thị trường hiếm hoi có sức bật đồng đều trên nhiều phân khúc...

Cơ hội vàng bứt phá cho bất động sản hàng hiệu Việt Nam

Cơ hội vàng bứt phá cho bất động sản hàng hiệu Việt Nam

Sự hiện diện của các thương hiệu quốc tế không chỉ đánh dấu bước ngoặt mới cho bất động sản hàng hiệu tại Việt Nam, mà còn đưa thị trường này tiến gần hơn tới tiêu chuẩn quốc tế, sánh ngang với các đô thị đẳng cấp trong khu vực…

Bất động sản dễ “vỡ bong bóng”

Bất động sản dễ “vỡ bong bóng”

Nhiều chuyên gia cho rằng thị trường bất động sản vẫn còn tồn tại những yếu tố tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là vấn đề giá cả, cơ chế pháp lý và sức chống chịu của doanh nghiệp…

Ban lãnh đạo OBC Holdings trong sự kiện ra mắt thương hiệu và công bố dự án A&K Tower

Ra mắt thương hiệu OBC Holdings và công bố dự án A&K Tower

Ngoài dự án A&K Tower sẽ được đưa ra thị trường trong quý 3 năm nay, OBC Holdings còn giới thiệu 5 dự án lớn khác sẽ được triển khai trong giai đoạn 2025 - 2030 với quy mô hàng nghìn căn hộ cao cấp, biệt thự và khu thương mại dịch vụ…