Lâm Đồng yêu cầu Công ty Cao su Bảo Lâm giải trình 85,36 ha rừng bị mất

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã thẩm định hiện trạng tài nguyên rừng trên diện tích đất thuê phục vụ bổ sung các thủ tục liên quan đến rừng của Công ty Cổ phần cao su Bảo Lâm…

Tổng diện tích đất trống và diện tích rừng trồng phát sinh sau khi thuê đất của Công Ty Bảo Lâm là 256,51 ha. Ảnh minh hoạ
Tổng diện tích đất trống và diện tích rừng trồng phát sinh sau khi thuê đất của Công Ty Bảo Lâm là 256,51 ha. Ảnh minh hoạ

Trên diện tích 2.013,5 ha được cấp phép cải tạo rừng tự nhiên để trồng cây cao su của Công ty Cổ phần cao su Bảo Lâm còn một phần diện tích 86,47 ha rừng chưa khai thác tận dụng lâm sản để trồng cao su. Vì vậy, tổng diện tích kiểm kê là 794,22 ha.

Khu vực kiểm kê nằm trên diện tích đất quản lý thuộc một phần các tiểu khu: 372, 373, 374, 375 - xã Lộc Bảo, tiểu khu 417, 430 - xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm; gồm 2 xã, 06 tiểu khu, 33 khoảnh, 391 lô,

Theo kết quả kiểm kê, tổng diện tích đất trống và diện tích rừng trồng phát sinh sau khi thuê đất là 256,51 ha. Trong năm 2018 Công ty Cổ phần cao su Bảo Lâm đã có báo cáo, giải trình và đền bù giá trị tài nguyên rừng trên diện tích rừng tự nhiên bị phá để làm nông nghiệp (diện tích không được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp phép khai thác tận dụng lâm sản), với tổng diện tích là 139,09 ha. Còn tổng diện tích đưa vào đánh giá biến động là 117,42 ha.

Qua so sánh biến động trạng thái rừng giữa 2 lần kiểm kê năm 2006 và năm 2023 trên diện tích đất thuê, diện tích rừng bị mất là 85,37 ha; thời điểm mất rừng xảy ra trước ngày 1/1/2019. Diện tích bị giảm trữ lượng là 29,3 ha.

Theo đó, qua rà soát, so sánh biến động hiện trạng tài nguyên rừng năm 2006 và năm 2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng xác định, tổng diện tích đất trống và diện tích rừng trồng phát sinh sau khi thuê đất là 256,51 ha.

Ảnh màn hình 2023-08-07 lúc 14.53.11.png
Nguồn gốc đất rừng bị kiểm kê của Công ty Cổ phần cao su Bảo Lâm

Đối với diện tích rừng bị mất là 85,37 ha, giảm trữ lượng là 29,3 ha, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu Công ty Cổ phần cao su Bảo Lâm có trách nhiệm giải trình nguyên nhân mất rừng, giảm trữ lượng rừng. Đồng thời, thực hiện việc bồi thường giá trị thiệt hại tài nguyên rừng theo quy định.

“Văn bản thẩm định là cơ sở để Công ty Cổ phần cao su Bảo Lâm bổ sung các thủ tục liên quan để triển khai thực hiện dự án theo đúng trình tự, quy định hiện hành”, Sở nêu rõ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thị trường vàng hạ nhiệt

Thị trường vàng hạ nhiệt

Giá vàng thế giới giảm mạnh trước những thông tin tích cực từ đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như căng thẳng địa chính trị giữa các nước lắng xuống, kéo theo sự sụt giảm của giá vàng trong nước...

VN-Index hướng tới vùng mục tiêu 1.275 – 1.313 điểm

VN-Index hướng tới vùng mục tiêu 1.275 – 1.313 điểm

Thị trường đã có tuần giao dịch đầu tháng 5 đầy khởi sắc, lấy lại gần như toàn bộ mức giảm mạnh trong tháng 4 nhờ loạt thông tin tích cực từ diễn biến đàm phán thương mại, dù vậy, áp lực đang dần hiện hữu, khiến xu hướng sắp tới được dự báo sẽ giằng co hơn khi chỉ số tiến gần mốc 1.300 điểm...

Cẩn trọng với công cụ tạo hình ảnh cá nhân bằng ChatGPT

Cẩn trọng với công cụ tạo hình ảnh cá nhân bằng ChatGPT

Công cụ tạo ảnh của ChatGPT đã tạo nên những trào lưu “viral” trên khắp các trang mạng xã hội, nhưng việc này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về quyền riêng tư nếu người dùng không thực hiện một vài bước đơn giản để tự bảo vệ danh tính cá nhân…

”Vị đắng” của ngành bia đầu năm 2025

”Vị đắng” của ngành bia đầu năm 2025

Chi phí đầu vào tăng cao, sức tiêu thụ suy yếu và chính sách mới siết chặt đã đẩy nhiều doanh nghiệp ngành bia vào một quý kinh doanh “đậm vị đắng”, khi lợi nhuận lao dốc và cổ phiếu giao dịch ảm đạm...

Giá cà phê lập đỉnh, doanh nghiệp ồ ạt xây nhà máy chế biến

Giá cà phê lập đỉnh, doanh nghiệp ồ ạt xây nhà máy chế biến

Giá cà phê liên tục lập đỉnh không chỉ đem lại lợi nhuận cho ngành xuất khẩu mà còn tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực chế biến sâu. Một làn sóng xây dựng nhà máy quy mô lớn, đang lan rộng từ Tây Nguyên đến các vùng kinh tế trọng điểm khác nhau...