Theo đó, năm 2020 có 16 dự án thuộc diện thanh tra về công tác quản lý sử dụng kinh phí bảo trì.
Bộ Xây dựng cũng cho biết, đến đầu năm nay có 458 tranh chấp, khiếu nại liên quan đến công tác quản lý, vận hành, chiếm khoảng 10,3% tổng số nhà chung cư ở 11 địa phương. Trong số đó, có 68 tranh chấp về quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì.
Theo đánh giá của Bộ trưởng Xây dựng, tỷ lệ này không lớn. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng ở nhiều dự án có tình trạng chiếm dụng quỹ bảo trì với số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng.
Trong số vụ tranh chấp, khiếu nại, tại Hà Nội có một số vừa qua xảy ra tranh chấp như cụm chung cư Bắc Hà C14 (Tố Hữu, Nam Từ Liêm) do Công ty Tập đoàn Bắc Hà làm chủ đầu tư, Khu nhà ở Trung Văn của Công ty cổ phần Xây dựng số 3; chung cư tại Khu đô thị Mỗ Lao (Hà Đông) của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Hoàng Thành...
Tại TP. HCM, một loạt dự án cũng nằm trong danh sách này như chung cư Khang Gia Tân Hương (Tân Phú); Hoàng Anh River View (Công ty Hoàng Anh Gia Lai); Chung cư Khánh Hội 2 (Công ty Đầu tư Dịch vụ Khánh Hội); chung cư Morning Start (Công ty Dịch vụ Xây dựng Địa ốc Xanh), chung cư Investco - Babylon (Công ty Xây dựng và phát triển Hồng Hà)...
Đây là lần đầu tiên công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì được đưa vào kế hoạch thanh tra của Bộ Xây dựng.
Câu chuyện về tranh chấp liên quan đến phí bảo trì ở các dự án chung cư là câu chuyện không mới. Hàng loạt quy định ra đời, những tưởng có thể giải quyết bài toán này. Thế nhưng gần đây, hàng loạt vụ tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư ở các dự án cư dân đã vào ở lại liên tiếp nổ ra, gióng lên hồi chuông báo động.
Trong kế hoạch được ban hành thanh tra, Bộ Xây dựng cũng tập trung vào việc điều chỉnh quy hoạch của một số tuyến đường nổi cộm như: Tuyến đường Nguyễn Đức Cảnh ở TP. HCM và tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu (Hà Nội).