Lần đầu tiên, Việt Nam chiếm trên 10% thị phần giày xuất khẩu toàn cầu

Theo Niên giám Da giày thế giới năm 2021 (World Footwear Yearbook 2021) vừa được công bố, lần đầu tiên, Việt Nam chiếm trên 10% thị phần giày xuất khẩu toàn cầu.
Lần đầu tiên, Việt Nam chiếm trên 10% thị phần giày xuất khẩu toàn cầu

Theo TTXVN, trang tin chuyên về ngành da giày của Đức Schoez.biz ngày 2/3 cho biết trong khi tỷ trọng xuất khẩu giày dép toàn cầu của Trung Quốc giảm 12% trong thập kỷ qua, từ 73,1% năm 2011 xuống 61,1% năm 2020, thị phần của Việt Nam đã tăng từ 2% lên 10,2% trong cùng thời gian trên.

Tổng cộng, Việt Nam xuất khẩu khoảng 1,2 tỷ đôi giày trong năm 2020 và đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu da giày. Số liệu này vừa được Hiệp hội Da giày Bồ Đào Nha APICCAPS công bố trong Niên giám Da giày thế giới năm 2021.

Đứng đầu danh sách các nhà xuất khẩu là Trung Quốc với tổng số 7,4 tỷ đôi giày xuất khẩu trong năm 2020.

Sau Việt Nam, Indonesia đứng ở vị trí thứ ba, với 366 triệu đôi giày xuất khẩu, chiếm 3% (từ mức 1,6% thập kỷ trước) thị phần giày xuất khẩu toàn cầu, tiếp đến là Đức với 2,5% và Thổ Nhĩ Kỳ 2,3%. Đức đã vượt qua Bỉ và Italy để trở thành nhà xuất khẩu giày lớn nhất châu Âu trong 10 năm qua.

Đại dịch COVID-19 đã phá vỡ chuỗi giá trị quốc tế, dẫn đến giảm tỷ trọng sản xuất xuất khẩu từ 62% xuống 59%. Tổng cộng, khoảng 12,1 tỷ đôi được xuất khẩu trên toàn thế giới trong năm 2020.

Cũng như những năm trước, châu Á là nơi xuất khẩu của hầu hết số giày dép xuất khẩu trên thế giới trong năm 2020, song tỷ trọng trong lượng xuất khẩu toàn cầu đã giảm dần trong thập kỷ qua và năm 2020 không phải là ngoại lệ. Châu Âu là châu lục duy nhất có tỷ trọng trong toàn cầu tăng gần 4% kể từ năm 2011.

Về thị trường tiêu thụ, Trung Quốc cũng là nước tiêu thụ lớn nhất với 3,9 tỷ đôi giày (chiếm 20,8%), tiếp đến là Ấn Độ 2 tỷ đôi (chiếm 10,6%), Mỹ 1,8 tỷ đôi (chiếm 9,6%), Indonesia 821 triệu đôi (chiếm 4,3%), Brazil 3,6% và Đức 2%.

Niên giám Da giày thế giới do APICCAPS công bố hàng năm, là báo cáo toàn diện phân tích các xu hướng chính trong lĩnh vực giày dép trên toàn thế giới. Mục đích của ấn bản này là phân tích vị trí của các quốc gia liên quan trong ngành da giày theo các thông số khác nhau như sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu dùng.

Xem thêm

Dệt may và da giày hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP

Dệt may và da giày hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP

TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Kinh tế thế giới (Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, lĩnh vực dệt may và da giày được hưởng lợi nhiều nhất từ hiệ

Có thể bạn quan tâm