Liên danh Vietur chính thức trúng gói thầu 35.000 tỷ đồng tại sân bay Long Thành

Gói thầu 5.10 có giá trị lớn nhất dự án sân bay Long Thành thuộc về Liên danh Vietur…

Mô phỏng nhà ga hành khách sân bay Long Thành
Mô phỏng nhà ga hành khách sân bay Long Thành

Ngày 24/8, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu 5.10 về thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách của sân bay Long Thành. Sau khi xem xét và mở hồ sơ chấm năng lực tài chính, tổ chấm thầu đã lựa chọn được nhà thầu cho gói thầu 5.10 là liên danh nhà thầu Vietur.

Theo hồ sơ đấu thầu, Liên danh Vietur có 10 thành viên, đại diện là Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại Xây dựng Icistas thuộc Tập đoàn IChoding của Thổ Nhĩ Kỳ. 9 thành viên còn lại bao gồm: Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Ricons, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Newtecons, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng SOL E&C, Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Công ty cổ phần Kết cấu ATAD, Công ty cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings, Công ty cổ phần Hawee, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội.

Công bố của ACV cho biết, Liên danh nhà thầu Vietur trúng gói thầu 5.10 với giá trúng thầu là hơn 27,8 nghìn tỷ đồng và gần 339 nghìn USD. Đây là loạt hợp đồng theo giá kết hợp.

Thời gian thực hiện hợp đồng là 1.170 ngày, tương đương 39 tháng đã bao gồm cả các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật Việt Nam kể từ ngày ký hợp đồng. Thời gian diễn ra lễ ký kết hợp đồng dự kiến từ ngày 25 – 30/8/2023.

Để đáp ứng tiến độ dự án sân bay Long Thành và sân bay Tân Sơn Nhất, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã xin ý kiến cấp có thẩm quyền kế hoạch tổ chức khởi công gói thầu 5.10 sân bay Long Thành và một gói thầu tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Kế hoạch này được lùi thời gian so với kế hoạch trước đó của ACV là khởi công vào ngày 26/8/2023. Theo đó, dự kiến, ngày 31/8/2023, ACV khởi công gói thầu 5.10 - Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách.

Thông báo của ACV cũng nêu rõ, các nhà thầu không trúng gói thầu 5.10 là Liên danh nhà thầu CHEC-BCEG-Vietnam Contractors gồm các nhà thầu China Harbour Engineering Comopany Limited và CHEC. Cùng với đó là Liên danh Hoa Lư gồm các công ty xây dựng hàng đầu Việt Nam như: Central, An Phong, Hòa Bình, Thành An, Unicons, Delta, Coteccons. Trong đó, Coteccons là đơn vị đứng đầu liên danh.

img-bgt-2021-chklongthanh-1678458219-width700height448-1678461205738-1678461206328237367407.jpg
Phối cảnh sân bay Long Thành

Trước đó, như Thương gia đã đưa tin, tại đợt mời thầu lần 2, có sự tham gia của 3 liên danh gồm: Liên danh CHEC – BCEG - Vietnam Contractors, đứng đầu là nhà thầu Trung Quốc, có 9 công ty thành viên; Liên danh Hoa Lư là tập hợp của 7 nhà thầu Việt Nam và 1 nhà thầu Thái Lan; Liên danh Vietur có đại diện là Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại Xây dựng Icistas thuộc Tập đoàn IChoding của Thổ Nhĩ Kỳ và 9 thành viên.

Sau khi bị loại khỏi vòng chấm hồ sơ kỹ thuật tại gói thầu 5.10, Liên danh Hoa Lư đứng đầu là công ty Coteccons đã khiếu nại Liên danh Vietur gồm 10 doanh nghiệp, đứng đầu là Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại Xây dựng IC Istas (thuộc IC Holdings của Thổ Nhĩ Kỳ).

Liên danh Hoa lư cho rằng, việc Liên danh Vietur được vào vòng trong vì cho rằng có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Đồng thời, kiến nghị dừng mở hồ sơ đề xuất tài chính gói thầu 35.000 tỷ đồng xây dựng sân bay Long Thành.

Đến ngày 9/8, ACV khẳng định, quá trình mời thầu đã đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật căn cứ theo những tiêu chí, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Việc xem xét hồ sơ dự thầu, các nội dung cần làm rõ đã được bên mời thầu có các văn bản yêu cầu bên dự thầu bổ sung theo đúng quy định, đảm bảo khách quan.

Giữa tháng 8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã gửi văn bản ACV đề nghị giải quyết kiến nghị của Liên danh nhà thầu Hoa Lư theo quy định, không làm ảnh hưởng đến tiến độ gói thầu. Sau đó, Bộ Giao thông vận tải có văn bản gửi ACV liên quan đến triển khai dự án thành phần 3, sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Gần đây nhất, Văn phòng Chính phủ cũng đã có công văn số 6374/VPCP – CN gửi Bộ trưởng các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải; Chủ tịch ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tổng Giám đốc ACV.

Công văn nêu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc xử lý đơn khiếu nại của Liên danh Hoa Lư liên quan đến kết quả đánh giá đề xuất kỹ thuật gói thầu 5.10.

Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư với chức năng quản lý nhà nước về đấu thầu giám sát, hướng dẫn ACV trong việc tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu 5.10 và giải quyết đơn kiến nghị của nhà thầu tham dự thầu.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu ACV với vai trò chủ đầu tư, người có thẩm quyền của gói thầu 5.10 giải quyết theo đúng thẩm quyền, trình tự quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật về khiếu nại, tố cáo đối với đơn kiến nghị/khiếu nại nêu trên của Liên danh Hoa Lư; việc giải quyết kiến nghị/khiếu nại phải bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, không để chậm tiến độ thực hiện gói thầu 5.10 và dự án thành phần 3.

Quá trình thực hiện tham khảo ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để được hướng dẫn giải quyết; báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ phải chỉ đạo, hướng dẫn ACV thực hiện tốt việc đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu 5.10 cũng như các gói thầu khác thuộc dự án thành phần 3 do ACV làm chủ đầu tư bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả và không để chậm tiến độ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Năm 2024 thực sự là một năm bội thu đối với cổ đông Masan Consumer với những bước tiến vượt bậc, doanh nghiệp này không chỉ khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành hàng tiêu dùng mà còn mang đến những niềm vui bất ngờ cho các nhà đầu tư...

GS.TS. Phạm Hùng Việt giới thiệu công trình nghiên cứu khoa học công nghệ về giá trị khoa học và tính ưu việt của các bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị bệnh gan, mật của các dân tộc vùng Tây Bắc

Cần sự chung tay nhiều bên để tài sản trí tuệ đi vào cuộc sống

“Chuyển giao tri thức và thương mại hóa tài sản trí tuệ không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm của chúng ta trong việc tạo ra giá trị bền vững từ tri thức. Điều này đòi hỏi sự chung tay của nhiều bên, từ các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, cơ quan quản lý đến các nhà đầu tư và tổ chức hỗ trợ”...

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị 4 giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn đầu tư công

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công vừa qua gặp nhiều khó khăn, nổi bật là vấn đề vật liệu thông thường phục vụ cho thi công các công trình lớn. Thứ trưởng cũng nêu ra các nhóm giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn...