Bộ Giao thông vận tải: Không để khiếu nại kéo dài tại gói thầu 35.000 tỷ ở sân bay Long Thành

Bộ Giao thông vận tải đề nghị Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam tiếp nhận, giải quyết kiến nghị của liên danh dự thầu không để phát sinh kiến nghị, khiếu nại kéo dài và vượt thẩm quyền giải quyết tại gói thầu nhà ga hành khách tại dự án sân bay Long Thành…

Mô phỏng nhà ga hành khách sân bay Long Thành. Ảnh minh hoạ
Mô phỏng nhà ga hành khách sân bay Long Thành. Ảnh minh hoạ

Mới đây, Bộ Giao thông vận tải có văn bản gửi Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) liên quan đến triển khai dự án thành phần 3, sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Văn bản nêu rõ, theo báo cáo của ACV, trong thời gian qua, mặc dù ACV và các nhà thầu đã có rất nhiều cố gắng, tuy nhiên kết quả thực hiện vẫn chưa đáp ứng theo kế hoạch đề ra.

Do vậy, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu ACV, các báo cáo về dự án phải có nội dung quy mô, phạm vi, tính chất kỹ thuật, giá trị… về tất cả các gói thầu, để giúp các cơ quan theo dõi, đánh giá được tổng thể toàn diện và chỉ đạo, hỗ trợ thực hiện rà soát lại kế hoạch đấu thầu đã duyệt, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu của các hạng mục công việc còn lại trong tháng 8/2023.

Đồng thời, xây dựng tiến độ cụ thể cho từng hạng mục báo cáo Ban chỉ đạo, Tổ công tác, Bộ Giao thông vận tải làm cơ sở kiểm điểm, đôn đốc tiến độ.

Đáng chú ý, trong văn bản này, Bộ có đề cập đến vấn đề khiếu nại của Liên danh Hoa Lư tại dự án thành phần 5.10 của sân bay Long Thành. Theo đó, Đề nghị ACV, với thẩm quyền và trách nhiệm của cấp quyết định đầu tư và Chủ đầu tư dự án tiếp nhận, giải quyết kiến nghị của liên danh dự thầu theo quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP; không để phát sinh kiến nghị, khiếu nại kéo dài và vượt thẩm quyền giải quyết.

Tiếp tục rà soát để kiện toàn các nhân sự, các phòng ban và lãnh đạo Ban Quản lý dự án Long Thành để có bộ máy hoàn chỉnh đáp ứng chỉ đạo điều hành dự án; ACV xem xét, đề xuất xây dựng các cơ chế đặc thù (nếu thấy cần thiết) kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền chấp thuận làm cơ sở tổ chức thực hiện theo quy định đáp ứng yêu cầu chất lượng, tiến độ dự án.

Cùng với đó, thường xuyên họp kiểm điểm tiến độ, kịp thời phát hiện, nắm bắt các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai, đề xuất giải pháp thực hiện báo cáo chủ đầu tư, người quyết định đầu tư và Bộ Giao thông vận tải để tham mưu Chính phủ hỗ trợ giải quyết, đáp ứng tiến độ.

Như Thương gia đã đưa tin, sau khi bị loại khỏi vòng chấm hồ sơ kỹ thuật tại gói thầu 5.10, Liên danh Hoa Lư đứng đầu là công ty Coteccons đã khiếu nại Liên danh Vietur gồm 10 doanh nghiệp, đứng đầu là Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại Xây dựng IC Istas (thuộc IC Holdings của Thổ Nhĩ Kỳ).

Liên danh Hoa lư cho rằng, việc Liên danh Vietur được vào vòng trong vì cho rằng có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Đồng thời, kiến nghị dừng mở hồ sơ đề xuất tài chính gói thầu 35.000 tỷ đồng xây dựng sân bay Long Thành.

Sau đó, ngày 9/8, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã có văn bản phản hồi cho ba liên danh tham gia gói thầu 5.10 tại dự án sân bay Long Thành, bao gồm: Hoa Lư, Vietur và CHEC - BCEG - Vietnam Contractors. ACV cho biết, gói thầu này đã được xem xét công bằng, khách quan.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm phân tích các động lực tăng trưởng trong năm 2025

Cơ sở để hiện thực hóa mục tiêu GDP 8%

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng năm 2025 phải thực hiện kích cầu tiêu dùng trong nước, đây là nhiệm vụ rất quan trọng không chỉ Việt Nam thực hiện mà rất nhiều nước trên thế giới cũng triển khai...

Quỹ đầu tư 22.000 tỷ đồng "đặt cược" lớn vào MIG: Kỳ vọng tăng trưởng thị trường bảo hiểm

Quỹ đầu tư 22.000 tỷ đồng "đặt cược" lớn vào MIG: Kỳ vọng tăng trưởng thị trường bảo hiểm

Quỹ đầu tư Pyn Elite Fund, một trong những quỹ ngoại hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với tổng tài sản quản lý lên đến 815 triệu EUR (khoảng 22.000 tỷ đồng), vừa thông báo kế hoạch mua thêm gần 2,6 triệu cổ phiếu MIG của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC).