Mê Linh - Hà Nội: Dự án 10 năm cỏ mọc

Tại huyện Mê Linh (Hà Nội) hàng loạt dự án bất động sản "ngủ quên" cả thập kỷ khiến cho người dân điêu đứng, chính quyền bất lực trong việc phát triển xây dựng kinh tế xã hội địa phương vì hàng trăm d
Mê Linh - Hà Nội: Dự án 10 năm cỏ mọc

Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn huyện Mê Linh đang có khoảng 50 dự án bất động sản với tổng diện tích khoảng 2.000 ha, tập trung tại các xã ven Đại lộ Võ Văn Kiệt; trong đó, có khoảng 20 dự án lớn, quy mô từ vài chục đến vài trăm ha, tập trung nhiều nhất tại xã Tiền Phong.

Hiện tại ở xã xã Tiên Phong, Mê Linh, Hà Nội có khoảng 40 dự án phát triển đô thị nhưng chưa có bất cứ dự án nào hoàn thành, khiến cho các hoạt động của địa phương đều bị ngưng trệ.

Quan sát của phóng viên chúng tôi ở khu vực này cho thấy các dự án điển hình như: Khu đô thị AIC Mê Linh, khu đô thị Tiền Phong, khu đô thị Minh Giang Đầm Và, Cienco 5, Phúc Việt, Hà Phong, River land, Chi Đông... Theo quy hoạch, các dự án nói trên sẽ cùng tạo thành một chuỗi các đô thị nằm giữa vành đai 3 và 4.

Tuy nhiên, dù đã qua 10 năm triển khai nhưng cơ sở hạ tầng của nhiều dự án trong số này đến nay vẫn chưa hoàn thiện; việc giao dịch bất động sản tại khu vực này hiện vẫn khá thấp; có rất ít vị trí nhà ở có người dân sinh sống. Thậm chí, một số dự án 10 năm vẫn “dậm chân tại chỗ” khiến cho đất bị bỏ hoang hóa, chỉ có cỏ mọc um tùm. 

Nơi đây đang được người dân tận dụng để trồng hoa hồng

Được biết, Khu đô thị này có tổng diện tích đất nghiên cứu khoảng hơn 940 ngàn mét vuông; Tổng dân số dự tính khoảng 16 ngàn người. Tổng diện tích đất quy hoạch là 943,209 m2, trong đó có 14% là đất đường giao thông đô thị (khoảng 132,1 ngàn m2), 5% là diện tích cây xanh và bãi đỗ xe (khoảng 47,5 ngàn m2); Đất dành để xây dựng trường học, nhà trẻ, mẫu giáo chiếm 6,2% (khoảng gần 59 ngàn m2)… Riêng đất ở chiếm 45,5% (khoảng 428,6 ngàn m2), bao gồm: Đất chung cư cao tầng 27,9 ngàn m2; đất biệt thự 337.796 m2; đất nhà liền kề hơn 18 ngàn m2; đường nội bộ gần 45 ngàn m2. Còn lại là diện tích đất hỗn hợp, đất công cộng, nhà văn hóa - Trung tâm thể dục thể thao…

Quy hoạch là vậy nhưng thực tế những gì chủ đầu tư Dự án Khu đô thị Mê Linh đang thực hiện lại khiến cho nhiều nhà đầu tư bất động sản thất vọng, lo lắng cho nguồn vốn đã tham gia đầu tư vào dự án này.

Đến thời điểm này hoàn toàn không thể nhận biết sự tồn tại của khu đô thị "dự án vàng” như các nhà đầu tư từng kỳ vọng. Thay vào đó là một cánh đồng rộng lớn hoang vu được người dân tận dụng để canh tác trồng hoa, trồng chuối và hoa màu các loại… Thực tế, trên khu đất này, xuất hiện nhiều con đường bê tông chạy ngang, chạy dọc.

"Đến nay những con đường này cũng chưa kết nối được với các tuyến đường ra vào các trục đường mà người dân thường đi lại. Vậy là 10 năm sau khi được phê duyệt, Khu đô thị này gần như vẫn chỉ là một bãi đất trống, cỏ dại mọc um tùm; bên cạnh là một trang trại chăn nuôi và một bãi hoang chăn thả trâu bò…

Trước đó, Hội đồng nhân dân TP.Hà Nội mới đây đã có yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố lập các đoàn kiểm tra, xem xét thu hồi một loạt các dự án bất động sản chậm tiến độ theo đúng quy định của pháp luật. Một trong những dự án đầu tiên nằm trong tầm ngắm xem xét thu hồi là một số dự án tại xã Mê Linh, Tiền Phong, huyện Mê Linh.

Một người nông dân đang nhặt phân bò về làm phân bón

Dự án này được giao đất tại Quyết định số 2572/QĐ-UBND ngày 21/7/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, diện tích 94,32 ha; đã giải phóng mặt bằng (GPMB) được khoảng 80%, đầu tư thi công một số hạ tầng kỹ thuật. Dự án không nằm trong 161 dự án chậm triển khai theo báo cáo của Sở TNMT Hà Nội.

Theo khảo sát thực địa, hiện khu đất thực hiện dự án đã được Giải phóng mặt bằng (GPMB), có đầu tư một số hạ tầng kỹ thuật như đường nội bộ, vỉa hè. Hiện trạng để hoang hóa, không sử dụng. Đối với phần chưa GPMB người dân vẫn canh tác trồng hoa.

Theo đánh giá việc dự án chậm triển khai đã làm ảnh hưởng đến đầu tư, sản xuất của người dân, ảnh hưởng nguồn nước và ô nhiễm môi trường do chưa đấu nối được hệ thống tưới tiêu phải đi qua khu vực dự án đã GPMB.

Trước thực trạng trên, Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo thanh tra, kiểm tra xử lý theo quy định của pháp luật, xem xét thu hồi dự án.

Khu đô thị này có tổng diện tích đất nghiên cứu khoảng hơn 940 ngàn mét vuông, dân số dự tính khoảng 16 ngàn người đến nay vẫn là cánh đồng hoang

Dự án Khu đô thị AIC Mê Linh được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định 2389/QĐ-UBND, ngày 11/7/2008 (thời điểm đó, huyện Mê Linh chưa sát nhập về Hà Nội). Sau khi huyện Mê Linh sát nhập về Hà Nội, ngày 23/9/2011, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã ký Quyết định 4457/QĐ-UBND về việc phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch chi tiết Dự án Khu đô thị AIC Mê Linh nằm trên 2 xã Tiền Phong và Mê Linh, thuộc huyện Mê Linh tỷ lệ 1/500 thay cho Quyết định 2389/QĐ-UBND, ngày 11/7/2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc trước đây. 

>> Hà Nội: Huyện Mê Linh rà soát, đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh các dự án chậm tiến độ

Có thể bạn quan tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Trong bối cảnh ngành bán lẻ cao cấp phát triển mạnh mẽ, xu hướng “xanh hóa” ngày càng phổ biến, Marina Central Tower - tòa văn phòng, trung tâm thương mại mới tại TP.HCM đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều khách thuê nhờ lợi thế đặc biệt…

Các đại biểu tại phiên tọa đàm: Dòng tiền chảy vào phân khúc nhà ở thương mại phía Nam - Nhận diện cơ hội đầu tư

Bất động sản phía Nam “khát” căn hộ vừa túi tiền

Với nền tảng pháp lý từ các luật mới có liên quan, giới phân tích đánh giá, thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ phục hồi và tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, sự dịch chuyển về nhu cầu và xu hướng đầu tư đang thể hiện rõ rệt hơn ở các tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Sun Urban City Hà Nam không chỉ đơn thuần là một dự án bất động sản, đó là một kiệt tác kiến trúc, một thành phố thu nhỏ, nơi bạn có thể trải nghiệm trọn vẹn những giá trị sống bền vững...

HoREA đã đề xuất một số giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội

HoREA đề xuất giảm mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đề xuất lãi suất cho vay ưu đãi của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội nên từ 3,6% hoặc 5,76%/năm và người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi với lãi suất từ 3% hoặc 4,8%/năm...

Hà Nội: Dự án căn hộ tại quận Hoàng Mai hút khách nhờ sát kề loạt trường học chất lượng cao

Hà Nội: Dự án căn hộ tại quận Hoàng Mai hút khách nhờ sát kề loạt trường học chất lượng cao

Không cần tất bật đưa đón con đi học trong cảnh tắc đường, bụi bặm, thậm chí các con có thể tự tới trường chỉ sau vài phút đi bộ là điều khiến những khách hàng có nhu cầu ở thực “chấm” ngay dự án căn hộ Hanoi Melody Residences tại Tây Nam Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội)…