Mỗi tuần một cổ phiếu: TTB của Tập đoàn Tiến Bộ có rủi ro?

Giảm sàn 7 phiên liên tiếp với thanh khoản "mất hút" của cổ phiếu TTB khiên nhiều nhà đầu tư liên tưởng đến "cú sốc" FTM mới đây.
Mỗi tuần một cổ phiếu: TTB của Tập đoàn Tiến Bộ có rủi ro?

Tính đến phiên giao dịch ngày 18/11, cổ phiếu TTB của CTCP Tập đoàn Tiến Bộ đang có mức giá 11.550 đồng/cp, ghi nhận 7 phiên giảm sàn liên tiếp, dư bán sàn lên tới gần 4,8 triệu đơn vị.

Đáng chú ý, trong 7 phiên giảm sàn vừa qua, thanh khoản của cổ phiếu TTB cũng giảm đột ngột. Nếu như trước đó, khối lượng khớp lệnh trung bình của cổ phiếu này duy trì ở mức hơn 400.000 đơn vị mỗi phiên thì tổng cộng 7 phiên vừa qua mới khớp lệnh hơn 30.000 đơn vị.

Thực tế, giá cổ phiếu TTB đã bắt đầu rơi từ khoảng 11/10 tại mức giá 23.650 đồng/cp đến nay TTB đã giảm 51,2% sau khoảng hơn 1 tháng giao dịch.

Cổ phiếu TTB đi xuống với thanh khoản mất hút diễn ra trong bối cảnh Chủ tịch HĐQT Phùng Văn Bộ kết thúc thời gian đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu nhưng không mua vào bất cứ cổ phiếu nào và giữ nguyên tỷ lệ sở hữu 20,68%.

Ở diễn biến khác, ông Phùng Văn Thái – Thành viên HĐQT của TTB đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu từ 22/10 đến 15/11 để cơ cấu danh mục đầu tư. Ông Thái đang nắm giữ hơn 5 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 10,83% vốn tại TTB.

Trước đó vào khoảng tháng 8/2019, công ty bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 255 triệu đồng do vi phạm hàng loạt quy định về công bố thông tin như không công bố thông tin theo quy định pháp luật các tài liệu, báo cáo có nội dung không chính xác...

Trước đà giảm sàn của TTB, Tập đoàn Tiến Bộ đã có biên bản giải trình. Theo đó, công ty đã dẫn kết quả kinh doanh quý III/2019 với doanh thu đạt 121,9 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế quý III đạt 8,9 tỷ đồng, gấp 10 lần so với quý III năm ngoái.

Cổ phiếu TTB cắm đầu lao dốc
Cổ phiếu TTB cắm đầu lao dốc

Lũy kế 9 tháng đầu năm Tập đoàn Tiến Bộ đạt hơn 36 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 40,6% so với cùng kỳ. Công ty cũng cho biết các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư vẫn diễn ra bình thường.

Tập đoàn cũng cho biết thêm các dự án đầu tư vẫn đang triển khai. Dự án tòa nhà A7, TBCO Riverside đang trong giai đoạn bàn giao căn hộ, dự án GreenCity đã khởi công tòa nhà thứ 3, đang triển khai phần móng. Còn các tòa CT1 và CT1A đang hoàn thiện nội thất để bàn giao theo đúng tiến độ.

Đồng thời khẳng định không thực hiện bất kỳ hoạt động bất thường nào có tác động đến việc giảm giá chứng khoán. Việc mua bán di nhu cầu của nhà đầu tư, nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty. Công ty sẽ tìm hiểu nguyên nhân và có giải pháp bình ổn thị trường trong thời gian sớm nhất.

Diễn biến cổ phiếu TTB khiến nhà đầu tư nhớ đến ‘cú sốc’ mới đây nhất xảy ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam là cổ phiếu FTM của CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (Fortex).

Cổ phiếu FTM có thời gian giảm sàn 30 phiên liên tiếp,  mất 88% giá trị với thanh khoản chỉ vài trăm đơn vị dù trước đó khối lượng khớp lệnh trung bình từ 800.000 đến hơn 1 triệu cổ phiếu mỗi phiên.

Một điểm chung khác của hai cổ phiếu này đều là giữa lúc "nước sôi, lửa bỏng" cũng đều lên tiếng giải trình "mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường và sẽ sớm tìm hiểu nguyên nhân, có giải pháp bình ổn giá cổ phiếu".

Tuy nhiên, cổ phiếu FTM vẫn "cắm đầu" lao dốc, hiện tại sau nhiều thăng trầm thị giá của FTM vẫn đang ở mức 2.950 đồng/cp.

Về hoạt động kinh doanh, khác với Fotex, Tập đoàn Tiến Bộ không kinh doanh thua lỗ nhưng sự tăng trưởng đột biến lại không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi mà nhờ có doanh thu hoạt động tài chính quý III tăng đột biến từ 2 tỷ đồng lên thành 12,6 tỷ đồng nhờ lãi 9,5 tỷ đồng từ việc bán các khoản đầu tư.

Không rõ vì lý do gì khiến TTB lao dốc nhưng nhìn vào bài học cổ phiếu FTM các nhà đầu tư nên cân nhắc trước khi muốn bắt đáy.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...