Một bức hoạ của Jean-Michel Basquiat lập kỷ lục trị giá 85 triệu USD

Đây cũng là một trong những tác phẩm lớn nhất của Basquiat, với kích thước lên tới gần 5 mét.
Một bức hoạ của Jean-Michel Basquiat lập kỷ lục trị giá 85 triệu USD

Bức tranh nổi tiếng năm 1982 của Jean Michel Basquiat, 'Untitled' (không tựa đề) đã xuất hiện trở lại trên thị trường như là tâm điểm chính của một cuộc đấu giá tại Phillips ở Manhattan (New York, Mỹ). 

Bức hoạ này ban đầu được bán vào năm 2004 với giá 4,5 triệu USD cho nhà sưu tập nghệ thuật Adam Lindemann, và được bán lại một lần nữa vào năm 2016 cho tỷ phú người Nhật Bản Yusaku Maezawa với mức giá kỷ lục khi đó là 57,3 triệu USD.

Tại buổi đấu giá nghệ thuật đương đại & thế kỷ 20 của Phillips vừa diễn ra, bức tranh ‘Untitled’ 1982 đã được bán với giá 85 triệu USD, với chiến thắng từ một người mua châu Á thông qua đại diện của Phillips tại Đài Bắc, Đài Loan.

Trong số gần 1.500 bức tranh được Basquiat hoàn thành trong tám năm, ‘Untitled’ này là một trong những tác phẩm lớn nhất của ông, với bức tranh có chiều rộng lên tới 4,8 mét. Xuất hiện với sự pha trộn giữa acrylic và sơn phun, tác phẩm hoành tráng được cho là một bức chân dung tự họa, được tạo ra vào năm nghệ sĩ trẻ lần đầu tiên vươn lên thành ngôi sao quốc tế. 

Kết quả đấu giá đã đánh dấu tác phẩm hội hoạ đương đại đắt nhất mà nhà đấu giá Phillips từng bán, vượt qua bức tranh “Men in Her Life” của Andy Warhol từng được đưa ra trong một chương trình đấu giá vào năm 2010 tại new York. 

đấu giá tranh

Ngoài bức tranh của Basquiat nói trên, tất cả 36 lô sản phẩm trong chương trình vừa qua đã thu về tổng cộng 224,9 triệu USD, một con số phá kỷ lục khác đối với Phillips. Các tác phẩm khác bao gồm “Untitled (Nets)” của Yayoi Kusama, “Monochrome bleu sans titre (IKB 267)” của Yves Klein, “Figures et plante” của Pablo Picasso và “Flowers” của  Andy Warhol…. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...