Một ngân hàng của Việt Nam lọt Top doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á

Infographic dưới đây thống kê những công ty có giá trị nhất tại từng quốc gia Đông Nam Á, dựa trên vốn hóa thị trường được tính đến ngày 18/4/2024…

nhung-cong-ty-gia-tri-nhat-dong-nam-a-9153.jpg

Đông Nam Á đang dần nổi lên như một khu vực kinh tế trọng điểm trong thập kỷ qua. Tuy nhiên, vẫn có sự chênh lệch đáng chú ý về quy mô của các tập đoàn lớn nhất ở các quốc gia trong khu vực.

Phần lớn các công ty lớn nhất Đông Nam Á thuộc lĩnh vực ngân hàng. Trong đó, hai công ty đứng đầu trong bảng xếp hạng là DBS Group của Singapore và Bank Central Asia thuộc Indonesia, đều có giá trị hơn 60 tỷ USD.

Bank Central Asia (BCA) là ngân hàng cho vay lớn nhất Indonesia tính theo giá trị thị trường và là ngân hàng lớn thứ hai tính theo tài sản. Ngân hàng đã có sự phục hồi đáng chú ý sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào cuối những năm 1990 khi hệ thống ngân hàng Indonesia gần như sụp đổ. Xét về vốn hóa thị trường, BCA là doanh nghiệp lớn nhất ở Indonesia.

Trong khi đó, DBS là ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á tính theo tài sản và nằm trong số các ngân hàng lớn nhất châu Á, với tổng tài sản là 739 tỷ SGD tính đến ngày 31/12/2023. Gần đây nhất, ngân hàng đã được Global Finance của Mỹ vinh danh là “Ngân hàng an toàn nhất châu Á”. Đây là năm thứ 15 liên tiếp DBS đạt được giải thưởng này kể từ 2009 đến nay.

Trong bộ tứ Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines, các công ty lớn nhất tính theo vốn hóa thị trường đều có giá trị trên 20 tỷ USD, với 2/4 là ngân hàng.

Cụ thể, Maybank là tổ chức tài chính và công ty niêm yết lớn nhất tại Malaysia. Được thành lập vào năm 1960 và có trụ sở chính tại Kuala Lumpur, Maybank cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ tài chính, bao gồm ngân hàng tiêu dùng và doanh nghiệp, ngân hàng đầu tư, quản lý tài sản, bảo hiểm… Trên thực tế, Maybank cũng đã đã được Global Finance trao giải thưởng “Ngân hàng Hồi giáo tốt nhất thế giới” vào năm 2020.

Còn tại Việt Nam, giá trị thị trường của ngân hàng Vietcombank đã đạt hơn 20,2 tỷ USD, cao gấp đôi so với công ty lớn thứ hai ở Việt Nam là Vinhome. Vốn hóa thị trường của VCB hiện nay đã tiệm cận các ngân hàng lớn trên thế giới như ngân hàng Deutsche Bank hàng đầu của Đức (có mức vốn hoá thị trường là 21,58 tỷ USD) và thậm chí bỏ xa Shinhan Bank Hàn Quốc (17,75 tỷ USD).

PTT của Thái Lan là công ty dầu khí thuộc sở hữu nhà nước có mức vốn hóa thị trường lớn nhất trên Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan.

screenshot-2024-05-09-at-162805-3389.png

Đứng “cô đơn” ở mốc 1 tỷ USD là công ty Sihanoukville Sihanoukville Autonomous Port của Campuchia.

Ở phạm vi dưới 1 tỷ USD có sự xuất hiện của công ty cho thuê tín dụng LALCO của Lào, trị giá 312 triệu USD và công ty lớn nhất Myanmar, First Myanmar Investment, trị giá 139 triệu USD.

Cuối cùng, Brunei và Timor-Leste là hai quốc gia không có sàn giao dịch chứng khoán đại chúng nhưng vì những lý do khác nhau. Phần lớn nền kinh tế của Brunei phụ thuộc vào lĩnh vực dầu mỏ thuộc sở hữu nhà nước, điều này cũng giúp quốc vương nước này trở thành vị vua giàu thứ hai thế giới.

Còn tại Timor-Leste, dân số nhỏ kết hợp với khả năng tiếp cận tín dụng và thanh khoản hạn chế đã không mang đến nhiều cơ hội cho việc thành lập các công ty niêm yết công khai hoặc sàn giao dịch.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…