Mỹ phẩm tái chế- Tương lai của ngành làm đẹp

Các thương hiệu làm đẹp đặc biệt là các công ty khởi nghiệp nhận ra rằng chỉ có bao bì thân thiện với môi trường hoặc nguyên liệu “sạch” là chưa đủ. Tái sử dụng nguồn nguyên liệu mới thật sự mang ngành công nghiệp này tiến sâu hơn đến hai chữ “bền vững.
Mỹ phẩm tái chế- Tương lai của ngành làm đẹp

Mặc dù upcycling vẫn còn là khái niệm mới mẻ và chưa có nhiều dữ liệu trong mảng làm đẹp tái chế nhưng thị trường vẫn ghi nhận thêm những trường hợp thành công cho các dòng sản phẩm đại trà. Sản phẩm sửa rữa mặt tái tạo năng lượng cho da từ thương hiệu Circumference trở thành một trong những sự lựa chọn yêu thích của phái đẹp Âu Mỹ. Hay sáp tẩy trang từ thành phần táo của thương hiệu Farmacy đã bán được hơn 9000 sản phẩm, thu về doanh số 500.000 USD trong vòng 30 ngày đầu tiên tại Sephora.

Mỹ phẩm tái chế- Tương lai của ngành làm đẹp ảnh 1

Circumference trở thành một trong những sự lựa chọn yêu thích của phái đẹp Âu Mỹ

Vào năm 2020, thương hiệu nước hoa St. Rose đã ra mắt dòng hương mang tên “Vigilante”. Đây là sự kết hợp giữa các nguyên liệu đã qua sử dụng như gỗ từ Morrocan hay những cánh hoa hồng đã qua quá trình ép sẵn. Hầu hết chúng là những nguyên liệu sẽ bị vứt bỏ nhưng với sự kết hợp của St. Rose, mùi hương Vigilante lại có thể tiến vào vòng chung kết và đạt được giải thưởng Nước Hoa của Năm (Fragrance of the Year) tại cuộc thi Fragrance Foundation Indie Awards. Theo lời của nhà sáng lập St. Rose thì đây là giải thưởng cho thấy chúng ta vẫn có thể tạo nên những giá trị cao cấp mà không lãng phí.

Mỹ phẩm tái chế- Tương lai của ngành làm đẹp ảnh 2

Thương hiệu nước hoa St. Rose đã ra mắt dòng hương mang tên “Vigilante”

Tuy nhiên, do ý tưởng này còn quá mới mẻ nên hầu hết các thương hiệu dấn thân vào thế giới này đều phải tự thân vận động tìm kiếm đối tác cung cấp nguyên liệu cho mình khi mạng lưới quan hệ giữa ngành công nghiệp thực phẩm và ngành công nghiệp làm đẹp còn chưa kịp phát triển đầy đủ. Nếu vẫn phải trả tiền để mua về những nguyên liệu phế thải đó thì vấn đề chi phí của các thương hiệu vẫn không thể được giải quyết. Không những vậy, việc điều chế các nguồn nguyên liệu đặc biệt này còn đòi hỏi sự đầu tư kỹ lưỡng về công nghệ, dây chuyền sản xuất và đội ngũ nghiên cứu để đáp ứng các quy định nghiêm ngặt của thị trường quốc tế. Dù là đi theo concept nào thì công thức thành công của các thương hiệu làm đẹp chỉ có một. Họ cần phải nỗ lực để đảm bảo cung cấp những sản phẩm chất lượng, đẹp về mặt thẩm mỹ, đáp ứng những gì người tiêu dùng muốn và không gây ra bất kỳ phản ứng bất lợi nào.

Mỹ phẩm tái chế- Tương lai của ngành làm đẹp ảnh 3

Các start-up làm đẹp gặt hái được thành công bước đầu trong việc sử dụng những nguyên liệu tái chế để phát triển thành sản phẩm mới

Mặc dù phân khúc này vẫn đang gặp phải nhiều trở ngại, nhất là bài toán cân đối chi phí để phát triển lâu dài nhưng các chuyên gia vẫn đặt niềm tin vào sức sống của xu hướng này. Vì thị trường đã cho thấy nhũng dấu hiệu khả quan về sự ủng hộ của người tiêu dùng. Song song với đó, có tiền đề của xu hướng “mỹ phẩm sạch" đi trước làm minh chứng, những hướng đi bền vững đã và đang trở thành một chiến lược quan trọng trên cán cân phát triển của ngành. Trong tương lai, các chuyên gia và người tiêu dùng chờ đợi sự góp mặt của những “tân binh khủng long" - những thương hiệu sở hữu nguồn vốn đầu tư dồi dào và cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại để tạo nên cú bức phá cho phân khúc tiềm năng này.

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...