Năm 2019 KLF mục tiêu lãi ròng 12,8 tỷ đồng, không chia cổ tức

Sáng 14/6, Đại hội cổ đông thường niên 2019 của CTCP Liên doanh đầu tư Quốc tế KLF (mã: KLF) đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu hợp nhất 1.400 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 16 tỷ đồng. Côn
Năm 2019 KLF mục tiêu lãi ròng 12,8 tỷ đồng, không chia cổ tức

Đại hội cổ đông thường niên KLF ngày 14/6/2019 

Báo cáo với cổ đông, ban điều hành KLF cho biết, năm 2018 công ty đã đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, củng cố nguồn lực nội tại nên kết quả kinh doanh có sự khởi sắc. Cụ thể, tổng doanh thu năm qua đạt 1.375 tỷ đồng, tăng 101,7% so với năm trước và hoàn thành vượt 10% kế hoạch đề ra. Lợi nhuận sau thuế đạt 11,34 tỷ đồng, đạt 94,5% kế hoạch và tăng 125,5% so với năm trước.

Trong năm 2019, KLF trình Đại hội cổ đông kế hoạch kinh doanh tăng trưởng cao hơn với tổng doanh thu là 1.400 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 16 tỷ đồng và lãi sau thuế 12,8 tỷ đồng.

Với kết quả lợi nhuận của năm 2018 thấp và nhu cầu mở rộng hoạt động nên HĐQT KLF đã trình đại hội thông qua phương án không trả cổ tức, giữ lại lợi nhuận chưa phân phối để tái đầu tư.

Theo báo cáo tài chính năm 2018 (đã kiểm toán), lợi nhuận chưa phân phối của công ty đến cuối năm qua là hơn 70 tỷ đồng, chủ yếu là phần tích luỹ để lại sau nhiều năm không chia cổ tức. Hiện, vốn điều lệ của KLF ở mức 1.653 tỷ đồng.

Về khoản lợi nhuận dự kiến của năm 2019, HĐQT đề xuất trích ra 2% lợi nhuận sau thuế để trích quỹ dự phòng tài chính, 2% cho quỹ đầu tư phát triển và trả cổ tức bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu hoặc kết hợp cả hai phương án với tỉ lệ 3% vốn điều lệ.

Tuy nhiên, một cổ đông đã chất vấn ban lãnh đạo KLF về việc chia cổ tức 3% cho cổ đông đã được ĐHCĐ các năm trước thông qua, là cam kết từ thời Chủ tịch cũ Nguyễn Thanh Bình song đến nay vẫn chưa thực hiện chia. Tính trên số vốn điều lệ hiện tại, công ty sẽ cần có nguồn lợi nhuận gần 50 tỷ đồng để đảm bảo có tiền chia cổ tức, song lợi nhuận các năm qua rất ít, chỉ hơn chục tỷ đồng.

Trước băn khoăn của cổ đông, lãnh đạo KLF cho biết, “Kế hoạch đặt ra là mức cổ tức 3% song tuỳ vào tình hình thực tế lợi nhuận đạt được hàng năm, có nguồn để đảm bảo chia cổ tức hay không thì công ty mới chia cho cổ đông được”. Hơn nữa, theo vị lãnh đạo này, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lúc khó khăn, không chia cổ tức thời điểm này nhưng lợi nhuận vẫn tích luỹ để lại chưa chia. Nếu như cổ đông gửi tiền vào ngân hàng với mức lãi suất từ 5-7%/năm thì thực tế lợi nhuận cũng không thể bằng mức lạm phát hàng năm.

Dù vậy, nhiều cổ đông nắm giữ cổ phiếu KLF bày tỏ sự lo lắng khi giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán miệt mài giảm sâu. Tính đến phiên hôm nay 14/6, KLF chỉ còn giao dịch ở mức 1.500 đồng/CP, vốn hoá thị trường của công ty chỉ còn 248 tỷ đồng. Nếu công ty đảm bảo đủ tiền chia cổ tức cho cổ đông thì sẽ bù đắp phần nào thiệt hại vì khoản đầu tư bị “bốc hơi”.

Một nội dung tờ trình đáng chú ý là KLF điều chỉnh sửa đổi mã ngành kinh doanh, bổ sung thêm 4 mã ngành kinh doanh mới gồm: sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, dịch vụ trồng trọt, sản xuất hoá chất, bán lẻ hàng hoá. Đây là những mà ngành kinh doanh của CTCP Nông dược HAI - là một công ty có liên quan tới Tập đoàn FLC sở hữu cổ phần HAI và nhiều lãnh đạo tập đoàn đang nắm vị trí điều hành tại HĐQT của Nông dược HAI. 

Tại đại hội năm nay, HĐQT đề xuất Đại hội thông qua việc đổi tên công ty từ CTCP Liên doanh Đầu tư Quốc tế KLF (viết tắt: KLF Global) thành CTCP Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS (viết tắt: CFS. Jsc). Việc đổi tên này được giải thích là phù hợp “tình hình thực tế hoạt động kinh doanh và định hướng phát triển của công ty".

KLF cũng tiến hành biểu quyết miễn nhiệm ông Trần Thế Anh rút khỏi Thành viên HĐQT công ty. Được biết, ông Trần Thế Anh, là Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC Ngoài ra, hai Phó tổng giám đốc khác của Tập đoàn FLC cũng đang nắm quyền trong HĐQT của KLF là bà Nguyễn Bình Phương – Chủ tịch HĐQT của KLF và Thành viên HĐQT bà Trần Thị My Lan.

Đại hội đã biểu quyết thông qua việc miễn nhiệm và bầu lại Ban kiểm soát gồm: bà Ngô Thị Nguyên Ngọc, bà Trần Thị Mỹ Dung và bà Nguyễn Thị Ngọc Anh.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...