Năm lãnh đạo của CIC Group đồng loạt xin từ nhiệm

4 thành viên Hội đồng quản trị và 1 thành viên ban kiểm soát của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang xin từ nhiệm...

5 lãnh đạo của CIC Group đồng loạt xin từ nhiệm
5 lãnh đạo của CIC Group đồng loạt xin từ nhiệm

Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang (CIC Group, mã chứng khoán: CKG) đã công bố nhận được đơn xin từ nhiệm của 5 lãnh đạo doanh nghiệp.

Cụ thể, có 4 thành viên Hội đồng quản trị là bà Nguyễn Thị Hoa Lệ, ông Nguyễn Đức Hùng, ông Nguyễn Thanh Lâm và ông Hà Duy Nghiêm và bà Nguyễn Bích Nghĩa, thành viên Ban Kiểm sát đã nộp đơn xin từ nhiệm. Lý do từ nhiệm của các lãnh đạo CIC Group là bận việc cá nhân.

Sự biến động nhân sự này diễn ra ngay trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 (1/6/2024) của CIC Group. Hiện tại, công ty này chỉ còn 5 thành viên trong Hội đồng quản trị.

Về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, trong quý 1/2024, CIC Group có doanh thu đạt 281 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 26,46 tỷ đồng, tăng lần lượt 12% và 4 so với cùng kỳ.

Tại thời điểm 31/3/2024, tổng tài sản của CIC Group về mức 4.713,8 tỷ đồng giảm nhẹ so với đầu năm, tương đương 25 tỷ đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn là 3.756 tỷ đồng, còn tài sản dài hạn là 957 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tài sản tồn kho chiếm chủ yếu tổng tài sản của doanh nghiệp này, cụ thể, hàng tồn kho của CKG là 2.956,3 tỷ đồng, chiếm 62,7% tổng tài sản.

Các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 773,6 tỷ đồng, chiếm 16,4% tổng tài sản; bất động sản đầu tư ở mức 459,5 tỷ đồng, chiếm 9,7% tổng tài sản và các khoản mục khác.

Đối với dòng tiền, trong quý này, dòng tiền kinh doanh chính của CIC Group tiếp tục dương thêm 79 tỷ đồng, dòng tiền từ hoạt động đầu tư là âm 110 tỷ đồng, còn dòng tiền hoạt động tài chính dương 13 tỷ đồng.

Tính đến cuối quý 1/2024, nợ phải trả của CKG ở mức 3.307 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu là 1.406 tỷ đồng.

Nhìn lại năm 2023, CIC Group đạt 1.300 tỷ đồng doanh thu, 155 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm lần lượt 10% và 8% so với năm trước.

Lý giải về kết quả kinh doanh giảm, CIC Group cho biết, nguyên nhân do năm 2023 thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn, tính thanh khoản thấp, nhà đầu tư cân nhắc kỹ, dè dặt việc đầu tư vào bất động sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Doanh nghiệp đã thực hiện các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng đẩy nhanh việc bán nhà các dự án đã đủ điều kiện nên chi phí bán hàng tăng so với cùng kỳ.

Hơn nữa, doanh thu của dự án nhà ở xã hội chiếm tỷ trọng 58% trên tổng doanh thu năm 2023 và theo quy định về giá bán nhà ở xã hội, lợi nhuận không vượt quá 10% chi phí đầu tư. Vì vậy, tỷ suất lợi nhuận của dự án nhà ở xã hội giảm lợi nhuận chung của doanh nghiệp.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…