Nâng cấp F-15 Strike Eagles lên phiên bản X, Boeing hi vọng bán được cho không quân Mỹ

Hãng Boeing đang tìm cách bán cho Không quân Mỹ máy bay chiến đấu F-15 mới và tiêm kích đa nhiệm Super Hornet cho Hải quân.
Nâng cấp F-15 Strike Eagles lên phiên bản X, Boeing hi vọng bán được cho không quân Mỹ

Theo những nguồn tin quân sự và công nghiệp quốc phòng, phiên bản nâng cấp mới của Strike Eagles dược đặt tên là F-15X. Phiên bản này được nâng cấp hệ thống điều khiển bay hiện đại hơn, màn hình buồng lái kỹ thuật số và radar công nghệ mới. Đặc biệt, F-15X đã trở thành tiêm kích hạng nặng 2 động cơ được trang bị hỏa lực rất mạnh, với khoảng hơn 20 tên lửa không đối không, mạnh nhất trong tất cả các máy bay chiến đấu của Mỹ.

Hãng Boeing từ chối xác nhận những nỗ lực lobby để bán chiếc F-15X, nhưng có những thừa nhận gián tiếp cho hướng đi này. 

Ngày 13.09.2019, Muff Gene Cickyham, phó chủ tịch Hội đồng quản trị phụ trách lĩnh vực kinh doanh toàn cầu trong Quốc phòng, Không gian & An ninh của Boeing tuyên bố tại Royal International Air Tattoo ở Anh: “Hiện nay, chúng tôi đang mở rộng thị trường quốc tế, tạo cơ hội để sau đó sẽ cơ hội đàm phán với Không quân Mỹ về những gì có thể nâng cấp trong tương lai, hoặc thậm chí có khả năng mua sắm lại máy bay F-15 phiên bản hiện đại hóa sâu”.

Royal International Air Tattoo là triển lãm hàng không quân sự lớn nhất thế giới, được tổ chức hàng năm vào cuối tuần thứ ba tháng 7, thường là tại căn cứ RAF Fairford ở Gloucestershire của Anh. 

Không quân Mỹ đã ngừng mua mới F-15 sau đơn đặt hàng năm 2001 chỉ với 5 chiếc F-15E Strike Eagles, phiên bản hai chỗ ngồi, tấn công các mục tiêu mặt đất và không chiến.

Nguyên mấu F-15 cất cánh lần đầu năm 1972, phục vụ chiến đấu từ năm 1980. Nhiều máy bay trong số này có tuổi phục vụ hơn cả các phi công lái máy bay.

Không giống như A/F-18 Super Hornet đã thuyết phục thành công chính quyền tổng thống Donald Trump năm 2018, phiên bản F-15 mới không được Nhà Trắng chú ý.

Theo một số nguồn tin, khi ông Trump thăm nhà máy Boeing ở Nam Carolina tháng 02.2017, các phóng viên đi cùng tổng thống phát hiện nghị sĩ , Tổng tham mưu Đảng Cộng hòa và Chánh văn phòng Nhà Trắng lúc đó là Reince Priebus đã cầm một tờ giấy so sánh phiên bản tiên tiến Super Hornet với F-35 Joint Strike Fighter do đối thủ Lockheed Martin sản xuất.

Các nhà lãnh đạo Bộ Không quân cho biết, Bộ tổng tham mưu không quân Mỹ đang nghiên cứu đánh giá hệ thống máy bay chiến đấu.

Tướng James “Mike” Holmes, Tổng tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Không quân Mỹ nói: “Không quân đang trong quá trình nghiên cứu quá trình xác định lực lượng cần gì để đáp ứng Chiến lược phòng thủ quốc gia giai đoạn mới, và làm thế nào để duy trì vị thế hàng đầu thế giới”. Tướng James “Mike” Holmes đã phát biểu điều này ngày 28.06.2019, tại một bữa ăn sáng của Nhóm Nhà văn Quân sự Quốc phòng ở Washington.

Trong số các lựa chọn đang được xem xét là những phiên bản mới nâng cấp của F-15 và F-16, một quan sát viên và cũng là bình luận viên Hàng không Quân sự cho biết.

Các đồng minh của Mỹ như Israel, Ả rập Xê út, Singapore và Hàn Quốc hiện đang sử dụng những phiên bản đặt hàng của F-15. Thành viên mới nhất của câu lạc bộ Strike Eagle là Qatar, đặt hàng mua sắm 36 chiếc năm 2018 và dự kiến mua thêm 36 chiếc nữa. Boeing cũng đang cung cấp F-15 cho Đức, nhằm thay thế chiếc máy bay phản lực Tornado đã lỗi thời.

Boeing cũng thông báo hiện đang thực hiện gói nâng cấp cho F-15 với những công nghệ được sử dụng trong các máy bay tiên tiến hơn.

F-15 là tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 4, không có ứng dụng công nghệ tàng hình tiên tiến. Nhưng lại là một máy bay tiêm kích 2 động cơ hạng nặng được thiết kế tốt nhất với độ tin cậy rất cao, khẳng định năng lực tác chiến trên mọi chiến trường từ khi được được đưa vào biên chế.

Khác với A/F-18 Super Hornet trang bị cho tàu sân bay, F-15 chỉ có thế mạnh thực chiến trên chiến trường. Trong hơn một thập kỷ qua, các quan chức cao cấp của Bộ Không quân gây sức ép chỉ mua máy bay chiến đấu và máy bay ném bom tàng hình. Nếu Lầu Năm Góc quyết định mua F-15, tất cả chiến lược phát triển không quân sẽ bị đảo ngược.

Nhưng một quan sát viên Hàng không Quân sự nhận xét: “Đây là máy bay chiến đấu mạnh nhất mà tôi từng thấy trong thế hệ bốn của Không quân”.

F-15 được cho là sẽ bị thay thế bởi tiêm kích tàng hình 2 động cơ điều khiển vector F-22 Raptor - vốn được coi là tiêm kích chiếm ưu thế trên không hàng đầu thế giới.

Bất chấp sự phản đối của các tướng lĩnh hàng đầu lực lượng Không quân, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates ra lệnh chấm dứt sản xuất F-22 năm 2009. Chiếc máy bay tàng hình tiên tiến cuối cùng ra khỏi dây chuyền sản xuất của Lockheed Martin ở Marietta, bang Georgia năm 2012. Không quân Mỹ đã mua tất cả 187 chiếc Raptors, dự kiến ban đầu là 750 chiếc.

Vào thời điểm đó, bộ trường Gates chọn phương án đầu tư vào F-35 Joint Strike Fighter, máy bay chiến đấu đa chức năng, có thể tham gia không chiến và tấn công các mục tiêu mặt đất với những công nghệ mới nhất được ứng dụng như radar và những cảm biến tiên tiến khác.

Các đồng minh tiếp tục nhận phiên bản nước ngoài của F-15 với công nghệ mới hơn, trong khi các máy bay cho Mỹ không được chế tạo. Những máy bay chiến đấu F-15 của Mỹ nhận được bản nâng cấp cho radar và buồng lái, nhưng Không quân hủy bỏ tăng cường thêm thiết bị gây nhiễu điện tử cho các máy bay F-15C. Các nhà quan sát Không quân cho rằng, các máy bay chiến đấu F-15 có thể sẽ nghỉ hưu sớm hơn dự định.

Boeing từ lâu đã cung cấp các phiên bản mới của Strike Eagle cho không quân của các khách hàng quốc tế. Năm 2010, hãng cung cấp phiên bản mới máy bay chiến đấu Silent Eagle - F-15 với lớp sơn phủ đặc biệt và đuôi thẳng đứng, khiến độ giảm phản xạ  hiệu dụng của radar thấp hơn hẳn. Năm 2015, Boeing nâng cấp máy bay F-15C, máy bay chiếm ưu thế trên không- cho phép mang theo 16 tên lửa không đối không.

Các chuyên gia công nghệ của Boeing phát biểu, những phiên bản nâng cấp máy bay cho thấy, F-15 có thêm khả năng giảm độ phản xạ radar, được tăng cường bằng các cảm biến thế hệ mới, tăng cường thêm khả năng tác chiến điện tử tiên tiến tương tự như các trang thiết bị của F-35, nhưng với chi phí thấp.

Nhưng để bảo vệ ưu thế của mình, Lockheed Martin cũng có những tiến bộ đáng kể trong việc bán hàng, số ngân sách mà việc cải tiến F-15 tiết kiệm được có thể không nhiều bằng mức giá giảm hàng năm của F-35 bán cho Không quân Mỹ.

Ngày 08.09.2019, Lầu Năm Góc cho biết đã ký thỏa thuận với Lockheed Martin cung cấp 141 máy bay chiến đấu tấn công F-35 mới. Theo Reuters, trong hợp đồng này giá mỗi chiếc F-35 khoảng 89 triệu USD.

Nhưng hãng Boeing có những bước vận động hành lang của mình, một quan chức cao cấp giấu tên của Không quân lưu ý rằng, mua sắm F-15 mới sẽ không được coi là cạnh tranh với F-35. Vì tiêm kích tàng hình tấn công đa năng thế hệ 5 chưa bao giờ được coi là máy bay thay thế cho F-15.

Máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không F-15X Super Advanced Eagle. Video US Military Power

Defence Blog

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…