Năng lượng Ninh Thuận báo lãi sau thuế tăng 800%

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Năng lượng Ninh Thuận báo lãi 27 tỷ đồng, cao gấp 9 lần so với mức lãi 3 tỷ đồng trong cùng kỳ năm 2022...

Năng lượng Ninh Thuận báo lãi sau thuế nửa đầu năm 2023 tăng “khủng” 800%
Năng lượng Ninh Thuận báo lãi sau thuế nửa đầu năm 2023 tăng “khủng” 800%

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Năng lượng Ninh Thuận vừa công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính 6 tháng đầu năm 2023.

Cụ thể, doanh nghiệp năng lượng này báo lãi 27 tỷ đồng, cao gấp 9 lần so với mức lãi 3 tỷ đồng trong cùng kỳ năm 2022, tương đương với lợi nhuận tăng 800%.

Tính đến ngày 30/6/2023, vốn chủ sở hữu của Năng lượng Ninh Thuận đạt 620 tỷ đồng, tăng 4,7% so với cùng kỳ. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu giảm từ 2,55 lần ở cùng kỳ năm 2022, xuống còn 2,1 lần, tương ứng 1.300 tỷ đồng. Trong đó, phần lớn là dư nợ trái phiếu của doanh nghiệp 1.250 tỷ đồng.

Với kết quả kinh doanh khởi sắc như vậy, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) của Năng lượng Ninh Thuận từ mức 0,52% trong 6 tháng đầu năm 2022 được nâng lên mức 4,36%.

Trước đó, trong năm tài chính 2021 và 2022, Năng lượng Ninh Thuận lần lượt báo lãi 7,6 tỷ đồng và 4,4 tỷ đồng. Cho dù, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này lần lượt ở mức 588 tỷ đồng và 593 tỷ đồng.

Thống kê từ HNX, tính đến nay Năng lượng Ninh Thuận còn lưu hành duy nhất lô trái phiếu TT.14.BOND.2020 được phát hành vào ngày 30/12/2020. Số lượng trái phiếu lưu hành là 1,35 triệu với mệnh giá 1.000.000 đồng/trái phiếu, tương ứng giá trị 1.350 tỷ đồng. Lô trái phiếu này có kỳ hạn 15 năm, lãi suất 10,1%/năm.

Tài sản đảm bảo là toàn bộ các quyền tài sản phát sinh từ và liên quan đến dự án Nhà máy điện mặt trời Thiên Tân 1.4, công suất 100 MWp tại vùng bán ngập của lòng hồ Sông Trâu, xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.

Từ giữa năm 2022 tới nay, Năng lượng Ninh Thuận đã mua lại trước hạn một phần lô trái phiếu TT.14.BOND.2020 thành 3 đợt, tổng 100.000 trái phiếu, tương ứng 100 tỷ đồng. Như vậy, hiện giá trị còn lưu hành của lô trái phiếu TT.14.BOND.2020 là 1.250 tỷ đồng.

Thêm vào đó, trong 6 tháng đầu năm 2023, Năng lượng Ninh Thuận đã chi trả lãi cho lô trái phiếu TT.14.BOND.2020, với giá trị hơn 97 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Năng lượng Ninh Thuận được thành lập vào ngày cuối năm 2017, với lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất điện từ năng lượng mặt trời. Doanh nghiệp có trụ sở đặt tại đường Đoàn Khuê, Khu đô thị mới Đông Bắc, phường Thanh Sơn, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp là ông Lê Mạnh Hà.

Ngoài ra, ông Lê Mạnh Hà còn là người đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần Công nghiệp năng lượng Ninh Thuận và Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Sản xuất Kinh doanh Ninh Thuận.

Tại thời điểm mới thành lập, công ty có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, được sở hữu 100% bởi Công ty Cổ phần Năng lượng và Khí hóa lỏng T&T. Đến ngày 21/12/2020, Năng lượng Ninh Thuận tăng vốn mạnh từ 100 tỷ đồng lên 581,4 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông không được công bố.

Năng lượng Ninh Thuận hiện nay được biết đến là một trong những thành viên mảng năng lượng, môi trường của Tập đoàn T&T. Dự án Nhà máy điện mặt trời Thiên Tân 1.4 mà Năng lượng Ninh Thuận làm chủ đầu tư cũng là một trong những dự án điện mặt trời lớn của T&T ở địa bàn tỉnh Ninh Thuận, bên cạnh Nhà máy điện mặt trời Thiên Tân 1.2 và Nhà máy điện mặt trời Thiên Tân 1.3.

Được biết, Nhà máy Thiên Tân 1.2 và 1.3 được thi công bởi tổng thầu IPC, với công suất lần lượt là 100 MWp và 50 MWp. Nhà máy Thiên Tân 1.4 được thi công bởi tổng thầu EPC với sản lượng điện đạt 156 triệu KWh/năm, công suất là 100 MWp. Cả ba nhà máy điện được đồng loạt khởi công từ tháng 9/2020.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần làm rõ tổng mức đầu tư, không tô hồng bức tranh tài chính

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh rằng cần phải tính toán chính xác chi phí xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, không tô hồng bức tranh tài chính, đặc biệt trong giai đoạn vận hành khai thác để đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng cao...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Sự trỗi dậy của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới

Những nỗ lực của NIC đã phần nào giúp Việt Nam ghi tên thành công vào bản đồ công nghệ khi liên tiếp thăng hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu và có 3 chỉ số đứng đầu thế giới (chỉ số nhập khẩu công nghệ cao, xuất khẩu công nghệ cao và xuất khẩu hàng hóa sáng tạo)...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Chặng đường 5 năm vượt khó của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, NIC được giao nhiệm vụ quan trọng là quản lý chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn. Đây là mục tiêu rất tham vọng, chiến lược, đó là từ nay đến 2050 đào tạo được ít nhất 50.000 kỹ sư bán dẫn, cung cấp cho thị trường Việt Nam và nước ngoài...

Làn sóng M&A mới: Những thương vụ bạc tỷ đang làm nóng thị trường

Làn sóng M&A mới: Những thương vụ bạc tỷ đang làm nóng thị trường

Những tập đoàn lớn trong và ngoài nước đang tận dụng cơ hội mở rộng thị trường và gia tăng sức mạnh cạnh tranh thông qua các thương vụ M&A. Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng bứt phá, làn sóng M&A cũng đối mặt với không ít thách thức về định giá, pháp lý và sự hòa hợp văn hóa doanh nghiệp...