Nestle tiết lộ khoản đầu tư 100 triệu USD tại Colombia

Tập đoàn thực phẩm toàn cầu Nestle đang chuẩn bị đầu tư 100 triệu USD trong ba năm tới vào các hoạt động của mình tại Colombia.
đầu tư

Thông báo về kế hoạch đầu tư mới của Nestle được công bố bởi TT Colombia Gustavo Petro trong một bài đăng trên Twitter vào cuối ngày 27/1 theo giờ địa phương. 

Kế hoạch đầu tư mới sẽ được xây dựng dựa trên 13 triệu USD đã được nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống lớn nhất thế giới đầu tư vào quốc gia Nam Mỹ, với số tiền mới sẽ tập trung vào việc tăng năng lực sản xuất, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và đảm bảo tính bền vững trong hoạt động, đồng thời tăng khả năng xuất khẩu lên khoảng 15%.

Cam kết đầu tư tiếp nối thỏa thuận giữa chính phủ của TT Gustavo Petro và Nestle trong Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ.

Nestlé cho biết chiến lược đầu tư trong ba năm tới mang ý nghĩa tin tưởng vào Colombia và tiềm năng phát triển của đất nước. Khoản đầu tư theo kế hoạch sẽ cho phép công ty củng cố danh mục sản phẩm của mình và phù hợp với một số điểm ưu tiên của chính phủ về khả năng thúc đẩy việc làm cho thanh niên,  ủng hộ nhân quyền và xây dựng các cộng đồng hòa bình, trích dẫn tuyên bố của Giám đốc điều hành tại khu vực Mỹ Latin của Nestle, ông Laurent Freixe. 

Trong bài đăng trên Twitter, TT Gustavo Petro đã nhấn mạnh: "Công nghiệp hóa Colombia là điều cần thiết nếu chúng ta muốn thoát nghèo”.

Trước đó, Nestlé đã mở một dây chuyền sản xuất mới cho nhãn hiệu đồ uống mạch nha và sô cô la Milo tại nhà máy Bugalagrande ở Valle del Cauca. Nhà máy Bugalagrande được thành lập vào năm 1944 và là nhà máy đầu tiên của tập đoàn tại Colombia. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...