Nga công bố video sử dụng Iskander tấn công IS ở Syria, phản bác cáo buộc của thủ tướng Armenia

Từ sáng ngày 25/2, trong một nỗ lực quyết liệt để giữ quyền lực, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đấu tranh quyết liệt với Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Armeni.

Toàn bộ câu chuyện bùng phát sau khi Panshinyan cố gắng sa thải Phó tổng tham mưu trưởng vì ông ta đã chỉ trích những nhận xét vô nghĩa của Pashinyan về việc tên lửa Iskander không hoạt động trong cuộc chiến năm 2020. 

Pashinyan có thói quen luôn tìm kiếm những kẻ “chịu trận” vì những chính sách thất bại của mình dẫn đến thảm họa năm 2020, gần đây đã tìm thấy một nguyên nhân mới - tên lửa Iskander 'không hoạt động' (thậm chí không được sử dụng, hoặc theo phương tiện truyền thông xã hội Armenia - được sử dụng một lần ).

Đáp lại, Bộ Tổng tham mưu, mệt mỏi trước sự lãnh đạo của một kẻ mà họ kết tội là “phản bội Armenia”, yêu cầu Thủ tướng từ chức và bác bỏ quyết định của Pashinyan.

Nhóm ủng hộ Pashinyan gọi tuyên bố của Bộ Tổng tham mưu là 'âm mưu đảo chính quân sự'.

Cả hai phe phái chống Pashinyan và ủng hộ Pashinyan tổ chức hàng loạt cuộc mít tinh tại thủ đô Armenia. Phe đối lập chống Pashinyan hiện đang dựng lều trại gần Nghị viện.

Đến tối ngày 25/2, tình hình gia tăng căng thẳng với những cáo buộc đến mức Bộ Quốc phòng Nga phải đưa ra bình luận về tình hình:

“Bộ Quốc phòng Nga, rất bối rối và ngạc nhiên khi biết được tuyên bố của Thủ tướng Cộng hòa Armenia Nikol Pashinyan là tên lửa Iskander được Lực lượng vũ trang Armenia sử dụng ở Nagorno-Karabakh “không phát nổ hoặc chỉ nổ 10%”.

Theo thông tin khách quan và có độ tin cậy cao, được xác nhận bởi hệ thống kiểm soát các phương tiện chiến đấu, không có hệ thống tên lửa nào thuộc loại này được sử dụng trong cuộc xung đột ở Nagorno-Karabakh.

Tất cả các tên lửa Iskander vẫn nằm trong kho của Lực lượng Vũ trang Cộng hòa Armenia.

Rõ ràng, Thủ tướng Cộng hòa Armenia, ông Nikol Pashinyan đã bị đánh lừa do đó đã sử dụng thông tin không chính xác. Hệ thống tên lửa chiến thuật 9K720-E (Iskander-E) được thử nghiệm và sử dụng thành công nhiều lần chống lại những nhóm khủng bố quốc tế trong cuộc chiến ở Cộng hòa Ả Rập Syria.

Điều này cho chúng ta đầy đủ lý do để khẳng định rằng hệ thống tên lửa 9K720-E Iskander-E được sản xuất tại Nga là hệ thống tên lửa chiến thuật tốt nhất trên thế giới. Thực tế này cũng được quốc tế công nhận.

Bộ Quốc phòng Nga công bố một video, ghi lại cảnh quân đội Nga sử dụng tên lửa chiến thuật Iskander tấn công khủng bố ở Syria.

Sau tuyên bố này, Pashinyan ngay lập tức gọi điện cho Tổng thống Nga Putin. Theo Điện Kremlin, các bên đã thảo luận về tình hình ở Armenia và ông Putin “ủng hộ việc duy trì trật tự và hòa bình ở Armenia, giải quyết tình hình trong khuôn khổ luật pháp”.

Nhưng nhà lãnh đạo Nga không tuyên bố ủng hộ chính phủ Armenia hiện tại, vốn thường xuyên thực hiện các chính sách khiêu khích chống Nga. Chính sách này thực tế làm suy yếu vị thế khu vực của Armenia, gần như phá vỡ mối quan hệ với Nga, quốc gia đang bảo đảm sự tồn tại chính Armenia và cũng là đồng minh chủ chốt.

Chính sách đối ngoại của thủ tướng Pashinyan là nguyên nhân gây ra thảm họa ở Nagorno-Karabkah và cuộc khủng hoảng chính trị thường trực ở Armenia. 

Bất chấp thực tế có thể dẫn đến tình trạng một cuộc chính biến, phe phái Pashinyan, thân phương Tây vẫn tiếp tục đấu tranh giành quyền lực, từng bước đẩy đất nước này đến nguy cơ sụp đổ và hỗn loạn chính trị.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…