Nga khẳng định "Không làm việc với bất kỳ nhóm tin tặc nào"

Bộ trưởng Tài chính Nga đã lên tiếng khẳng định không có bất cứ tin tặc nào làm việc cho chính phủ Nga như cáo buộc của Mỹ, Anh và Canada.

Nga đã bác bỏ hoàn toàn các cáo buộc rằng chính phủ nước này đang phối hợp cùng hacker để tìm cách đánh cắp dữ liệu của các cơ quan học thuật và dược phẩm tại Anh, Mỹ.

“Không hề có bất cứ hacker nào làm việc cho chính phủ Nga, chúng tôi không hề có bất cứ liên quan nào tới hacker,” Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov trả lời phóng viên của CNBC. 

“Tôi có thể nhắc lại một lần nữa từ quan điểm của nước Nga là không có bất cứ một tin tặc nào được giao nhiệm vụ để truy cập vào trang web của các đơn vị dược phẩm, nghiên cứu nước ngoài,” ông Siluanov đồng thời nhấn mạnh rằng Nga không “hứng thú” với việc phát triển vắc xin của các quốc gia khác khi chính nước Nga cũng đang nỗ lực để phát triển vắc xin của riêng mình. 

Trước đó, Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, Cơ quan An ninh Hạ tầng An ninh mạng, Cơ quan An ninh Quốc gia, Cơ sở An ninh Truyền thông Canada và Trung tâm An ninh Mạng Vương quốc Anh đã cùng lên tiếng cáo buộc Nga sử dụng hacker để truy cập vào các tài liệu dược phẩm, học thuật của họ. Các quan chức 3 nước cho biết, một nhóm hacker được gọi là APT29 - có khả năng chính là thủ phạm của các vụ tấn công. Nhóm hacker này được cho là đã sử dụng phần mềm độc hại tuỳ chỉnh để nhằm mục tiêu vào các nhà nghiên cứu vắc xin nước ngoài. 

Các quan chức Nga đã chỉ ra rằng một thoả thuận phối hợp để sản xuất hàng loạt vắc xin chống Covid-19 của Anh, được phát triển bời Astrazeneca và ĐH Oxford, là bằng chứng cho thấy Nga không cần phải đánh cắp dữ liệu về vắc-xin để làm gì. 

Mối quan hệ giữa Nga và các nước phương Tây vẫn đang trên đà căng thẳng và càng trở nên tồi tệ hơn trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Đã có nhiều cáo buộc được đưa ra sau khi Nga bị chỉ trích là đã truyền bá thông tin sai lệch về Covid-19 khi dịch bệnh lan rộng khắp châu Âu vào đợt đầu năm. Một lần nữa, Nga phủ nhận mọi cáo buộc, nói rằng “chúng vô căn cứ và thiếu logic”. 

Tuy nhiên, các tranh chấp ngoại giao buộc phải dời qua một bên khi Nga đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng sức khoẻ và kinh tế do đại dịch gây ra. Theo số liệu thống kê từ ĐH Johns Hopkins, Nga có số ca nhiễm Covid-19 cao thứ 4 thế giới - với gần 770.000 ca nhiễm, chỉ xếp sau Hoa Kỳ, Brazil và Ấn Độ. 

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Lửa chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã lan đến Phố Tàu New York

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Lửa lan tới "Phố Tàu" New York

Tuần trước, một gói bánh gạo tại cửa hàng tạp hóa Sun Vin trên phố Mulberry ở khu phố Tàu của New York có giá 4,99 USD. Nhưng sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đắt đỏ hơn nhiều. Hiện tại, loại bánh quy này có mức giá mới: 6,99 USD...

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?