Nga tiết lộ số lượng khủng các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thế hệ 5 sẵn sàng được phóng

Trong cuộc phỏng vấn với báo “Sao Đỏ”, Thượng tướng Sergei Karakaev, Tư lệnh trưởng Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga cho biết, trong biên chế của lực lượng có 162 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars trong các bệ phóng di động và hầm phóng.

Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga đang tái vũ trang, tiếp trang bị cho 18 trung đoàn tên lửa các tổ hợp tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars thế hệ thứ 5. Các tổ hợp tên lửa xe phóng di động tên lửa Yard trang bị cho các sư đoàn Yoshkar-Ola, Nizhny Tagil, Novosibirsk và Teykovsky.

Năm 2019, Bộ tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược hoàn thành biên chế tên lửa Yars cho trung đoàn tên lửa cuối cùng thuộc sư đoàn tên lửa chiến lược Irkutsk, và đưa trung đoàn vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Tướng Kar Karevev nói: Bộ Quốc phòng Nga cũng biên chế hệ thống tên lửa Yars cho các sư đoàn Kozelskoe và Barnaulskoye. Trong đó, sư đoàn Kozelskoe nhận biên chế các tên lửa Yars trong các hầm phóng, sư đoàn Barnaulskoye nhận biên chế tên lửa mới trên các xe phóng tên lửa di động.

Hiện đang diễn ra quá trình cung cấp vũ khí mới cho các đơn vị chiến đấu của Lực lượng tên lửa chiến lược và rút dần các hệ thống tên lửa liên lục địa của Liên Xô khỏi biên chế.

Lực lượng tên lửa chiến lược hình thành hệ thống các đơn vị tên lửa trực sẵn sàng chiến đấu, có khả năng giáng trả đòn quyết định khi bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân. Mỗi đầu đạn tên lửa có thể mang khoảng 3 đầu đạn thứ cấp có đương lượng nổ đến 500 Kiloton hoặc 6 đầu đạn thứ cấp có đương lượng nổ từ 150 đến 300 Kiloton.

Đầu đạn hạt nhân của tên lửa có thể chọc thủng mọi hệ thống phòng thủ tên lửa mới nhất và tấn công chính xác các mục tiêu chiến lược.

Một trung đoàn tên lửa được trang bị khoảng 9 xe phóng di động tên lửa Yars hoặc 20 tên lửa có trong hầm phóng. Như vậy, số lượng tên lửa đang trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu sẽ lớn hơn.

Ngoài ra, trong Lực lượng Tên lửa Chiến lược có các đơn vị được trang bị các tổ hợp tên lửa cũ hơn như ICBM Topol-M, tên lửa đạn đạo hạng nặng Voevoda RS-36M2. Cuối năm nay, trung đoàn đầu tiên có biên chế tên lửa đạn đạo với đầu đạn hạt nhân lượn siêu âm Avangard được đưa vào trực thử nghiệm sẵn sàng chiến đấu.

Ngày 29.11.2019, Bộ Quốc phòng Nga công bố video, quay cảnh một vụ phóng tên lửa chiến lược Topol ngày 28.11,2019 trong một cuộc diễn tập sẵn sàng chiến đấu thường xuyên. Các trắc thủ của Lực lượng Tên lửa Chiến lược thực hiện phóng từ thao trường Kapustin Yar thuộc vùng Astrakhan.

Nga phóng diễn tập tên lửa Topol-M. Video Bộ Quốc phòng Nga

Tên lửa bay hơn 3000 km, đầu đạn huấn luyện đánh trúng mục tiêu tại thao trường Sary-Shagan ở Kazakhstan. Khi ICBM Topol được phóng, hình ảnh tương tự như một cây thông khổng lồ vươn lên bầu trời với một quả cầu lửa rực rỡ phía trên.

Nhiều người Nga sống gần quỹ đạo bay lên của tên lửa đã ghi lại hình ảnh đầu đạn tên lửa bay và cho rằng đó là vật thể bay ngoài hành tinh UFO hoặc sao chổi, sau đó đăng trên mạng xã hội với vô số lời bình luận về một phương tiện bay không xác định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…