Ngắm vườn tùng la hán Nhật Bản lớn nhất Việt Nam do hot TikToker “gã đầu bạc” quản lý

Hơn 30 năm gắn bó với nghề sinh vật cảnh, “gã đầu bạc” cùng các cộng sự đã gây dựng được vườn tùng Nhật Bản lớn nhất Việt Nam với trên 500 cây cổ thụ.
Vuon_tung_ga_dau_bac-1

Nằm sát chân cầu Nhật Tân (đường Võ Chí Công, Tây Hồ, Hà Nội), khu vườn rộng gần 10.000m2 với trên 500 cây tùng cổ thụ có tuổi đời từ 80 đến 800 năm nhanh chóng thu hút sự chú ý của những người mê cây cảnh.

Vuon_tung_ga_dau_bac-2

Đây là vườn tùng la hán quy mô bậc nhất hiện nay ở Việt Nam mà nghệ nhân Vũ Xuân Lành cùng các cộng sự của mình đã dày công gây dựng. Ông Lành còn được biết đến là một hot TikToker rất nổi tiếng trong giới cây cảnh với nickname “gã đầu bạc” và có tới gần 700.000 người theo dõi. Các video nói về cây cảnh của ông thu hút hàng triệu lượt like và coment trên mạng xã hội.

Vuon_tung_ga_dau_bac-3

Sinh ra trong gia đình không có ai theo nghề cây cảnh tại Bắc Ninh, ông Lành chia sẻ: “Ba đời nhà tôi làm nghề điêu khắc nhưng tôi không theo nghề truyền thống của các cụ bởi tình yêu đối với cây đã ngấm vào máu tôi từ nhỏ. Tuy nhiên, nghệ thuật tạo hình trong điêu khắc đã giúp tôi rất nhiều trong việc tạo dáng thế đẹp cho cây như hiện tại”.

Vuon_tung_ga_dau_bac-4

Ông Lành cho biết, nhiều người nói ông là “vua” tùng nhưng ông xin phép không dám nhận cái danh đó, bởi: “Một mình tôi không thể làm một vườn tùng lớn như vậy, có được cơ ngơi như ngày hôm nay là nhờ anh em cùng chung sức, đồng lòng. Tôi chỉ dám nhận là người say mê và hiểu biết, thấu đáo giá trị cũng như dáng thế của loài cây này”.

Vuon_tung_ga_dau_bac-5

Có tình yêu với tất cả các loại cây nhưng ông Lành luôn dành tình cảm đặc biệt với tùng la hán của Nhật Bản cũng như Việt Nam, theo ông Lành “cây tùng la hán được ví như bậc chính nhân quân tử, thể hiện khí phách hiên ngang và trường tồn sinh khí”.

Vuon_tung_ga_dau_bac-6

Tùng la hán Nhật Bản có thân to lớn hơn tùng ta (tùng Việt Nam), đường kính thân cây có thể đạt hơn một mét, tuổi đời lên đến cả nghìn năm. Tuy mới du nhập vào Việt Nam những năm gần đây nhưng được nhân dân đón nhận rất nhiều. Cây rất phù hợp để trang trí cảnh quan, sân vườn, công viên và những nơi công cộng.

Vuon_tung_ga_dau_bac-7

Cây tùng cổ thụ có đường kính gốc lớn, dáng thế tự nhiên. Nhiều cây được định giá tại Nhật Bản đến hàng tỷ đồng. Lý giải cho mức giá này, ông Lành cho hay, các cây cổ thụ được nhiều đời nghệ nhân Nhật Bản chăm sóc rất cầu kỳ. “Để có được những cây như thế này chúng tôi phải theo đuổi nhiều năm chủ cây bên Nhật mới đồng ý nhượng lại. Bởi vậy giá trị của những cây tùng cổ rất lớn cả về vật chất lẫn tinh thần”, ông Lành cho hay.

Vuon_tung_ga_dau_bac-8

Mỗi tạo tác nghệ thuật cây cảnh nói chung, tùng la hán nói riêng đều mang theo tâm huyết của người nghệ nhân trong đó. Bởi vậy, mỗi dáng thế của cây đều có một vẻ đẹp riêng nhưng theo ông Lành, để đánh giá một cây tùng thực sự đẹp thì nó phải hội đủ được 4 yếu tố: Cổ - Kỳ - Mỹ - Văn.

Vuon_tung_ga_dau_bac-10
Vuon_tung_ga_dau_bac-9

Theo ông Lành, văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản rất khác nhau nên cách tư duy, sáng tạo mỗi tác phẩm nghệ thuật của các nghệ nhân 2 nước cũng khác nhau rất nhiều. Về bố cục sắp xếp, tạo dáng tay cành, bông tán ở Nhật cũng khác ở Việt Nam. “Khi chơi tùng người Nhật thích cây để tự nhiên hơn là uốn nắn”, ông Lành cho biết thêm.

Vuon_tung_ga_dau_bac-11

Ngoài tùng la hán, trong vườn của ông Lành còn nhiều loài khác như phong lá đỏ, thông nữ hoàng, tùng cối… đều là giống cây độc đáo, hiếm gặp ở Việt Nam. Trong tương lai hệ thống Vườn tùng la hán vẫn sẽ tiếp tục sưu tầm thêm nhiều cây tùng và một số cây cảnh độc lạ khác của Nhật Bản, đặc biệt ở vùng Chi Ba - nơi có nhiều loài độc đáo không tìm thấy ở Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm