Ngừng bắn nhân đạo lần 4 sụp đổ, Azerbaijan sử dụng đạn phốt pho tấn công Nagorno - Karabakh

Bộ Quốc phòng Armenia thông báo hôm 31.10, quân đội Azerbaijan đã sử dụng bom, đạn phốt pho trắng (bị quốc tế cấm), trong một số cuộc tấn công vào vùng chiến sự Nagorno - Karabakh.

“Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế, các chuẩn mực và các nguyên tắc thông thường của Công ước Geneva, không chỉ gây thương vong cho Quân đội Quốc phòng Artsakh mà còn tạo ra thảm họa môi trường” - Bộ Quốc phòng Armenia tuyên bố.

Bộ Quốc phòng Armenia và một số nguồn truyền thông công bố video, chứng minh Azerbaijan sử dụng bom, đạn chứa phốt pho trắng gây cháy.

Công ước về một số loại vũ khí thông thường nghiêm cấm việc cố ý sử dụng vũ khí gây cháy diện rộng tấn công các mục tiêu dân sự hoặc quân sự trong những khu vực dân sự. Bom, đạn phốt pho trắng rất dễ cháy, khó dập tắt và có thể gây cháy rừng quy mô lớn.

Bộ Quốc phòng Azerbaijan gọi những tuyên bố của Armenia là "vô căn cứ." Nhấn mạnh rằng quân đội Azerbaijan không sở hữu các loại vũ khí bị cấm theo luật pháp quốc tế.

Việc lực lượng Azerbaijan sử dụng vũ khí gây cháy và có thể là bom đạn phốt pho trắng cho thấy Baku quyết tâm làm bất cứ điều gì để đánh bại lực lượng Armenia, chiếm Nagorno - Karabakh.

Ngày 30.10, nhóm OSCE Minsk thông báo, Armenia và Azerbaijan chấp nhận một thỏa thuận  ngừng các cuộc tấn công vào các khu định cư dân sự và trao đổi thi thể những binh sĩ đã thiệt mạng.

Armenia cho biết: Quân đội Azerbaijan pháo kích vào các thành phố Shushi và Stepanakert trong vùng chiến sự Nagorno - Karabakh chỉ vài giờ sau khi thỏa thuận có hiệu lực.

Tờ Armenian Unified Infocenter cho biết, vụ pháo kích sáng ngày 31.10 đánh vào khu chợ trung tâm và một ngôi nhà dân thường. Hiện không có thông tin về thương vong nhân sự.

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan lên án vụ pháo kích vào thị trấn Shushi và thành phố Stepanakert, cáo buộc Azerbaijan vi phạm thỏa thuận ngừng bắn mới đạt được. Ông viết trên Twitter:

“Bộ máy lãnh đạo Azerbaijan không có khả năng thực hiện những cam kết quốc tế, dân thường ở Artsakh [Nagorno-Karabakh] là kẻ thù và mục tiêu chính của cuộc tấn công,”.

Bộ Quốc phòng Azerbaijan cáo buộc lực lượng Armenia pháo kích vào một số thị trấn và làng mạc ở các quận Terter, Aghdam và Aghjabedi ngày 31.10.

Các hành động quân sự của cả Armenia và Azerbaijan cho thấy thỏa thuận nhân đạo mới về Nagorno - Karabakh lại tiếp tục sụp đổ. 

Sẽ không có bất cứ cuộc ngừng bắn và hoạt động nhân đạo nào. Thay vào đó, Azerbaijan chuẩn bị cho đợt tấn công quyết định đánh chiếm thị trấn Shushi và thủ đô Stepanakert.

Có thể bạn quan tâm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…