Người dân có thể thực hiện thủ tục hành chính qua VNeID từ ngày 1/7

Theo chỉ thị mới nhất, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử...

Người dân có thể thực hiện thủ tục hành chính qua VNeID từ ngày 1/7
Người dân có thể thực hiện thủ tục hành chính qua VNeID từ ngày 1/7

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 16/CT-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Cụ thể, công tác cải cách thủ tục hành chính vẫn còn nhiều hạn chế như quy định, thủ tục hành chính tại một số văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn; quy định về thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết một số thủ tục hành chính còn qua nhiều tầng nấc, khâu trung gian; thủ tục hành chính nội bộ trong từng bộ, cơ quan, địa phương và giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau còn phức tạp; việc cắt giảm, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân còn hạn chế; việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính chủ yếu theo phương thức truyền thống hồ sơ giấy, theo địa giới hành chính.

Trước tình trạng trên, Thủ tướng đã nêu ra một số nhiệm vụ trọng tâm. Về cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện nghiêm ngay trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường kiểm soát chặt chẽ, đánh giá tác động chính sách cụ thể, thực hiện tốt việc tham vấn, thẩm định, thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm quy định đúng thẩm quyền, cần thiết, hợp lý, khả thi, thực hiện trên môi trường điện tử và chi phí tuân thủ thấp nhất.

Chấn chỉnh, rà soát và đề xuất sửa đổi các quy định để tránh gây bất cập, mâu thuẫn trong việc giao địa phương ban hành văn bản quy định bộ phận tạo thành của thủ tục.

Tập trung xây dựng các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Đồng thời, xây dựng, trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để thực thi các phương án cắt giảm, đơn giản hóa theo lộ trình được phê duyệt.

Bên cạnh đó, khẩn trương rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực được giao, nhất là lĩnh vực đất đai, nhà ở xã hội, tín dụng, tài nguyên khoáng sản… và các giấy phép liên quan đến hoạt động kinh doanh theo kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2024.

Công bố đầy đủ thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau và giữa các bộ, cơ quan với các Cục, Vụ và tương đương, xác định đúng phạm vi và thẩm quyền ban hành thủ tục hành chính nội bộ để rà soát, đơn giản hóa, bảo đảm mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Tập trung triển khai cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến phiếu lý lịch tư pháp. Đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân, cộng đồng doanh nghiệp biết và đồng hành cùng Chính phủ.

Bộ Tư pháp có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xem xét báo cáo Quốc hội sửa đổi các quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quy định thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan rà soát, nghiên cứu, đề xuất ưu tiên đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh các dự án luật để thực thi các phương án cắt giảm, đơn giản hóa, bảo đảm tính khoa học, khả thi.

Về cải cách việc thực hiện thủ tục hành chính, Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục triển khai việc đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

Tập trung triển khai các nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông ưu tiên rà soát tái cấu trúc quy trình tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia năm 2024. Rà soát, đánh giá, cấu trúc lại quy trình đối với các dịch vụ công trực tuyến đang được tích hợp, bảo đảm nguyên tắc lấy người dùng là trung tâm.

Tập trung triển khai thành công Đề án 06, nhất là các nhiệm vụ, giải pháp tại Chỉ thị số 04/CT-TTg để xử lý dứt điểm các điểm nghẽn về thể chế, hạ tầng công nghệ thông tin, dữ liệu, nguồn nhân lực, kinh phí.

Đặc biệt, bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện chuyển đổi sang sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử từ ngày 1/7/2024.

Tổ chức thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nhiệp. Tăng cường đối thoại, giải quyết dứt điểm những vướng mắc, khó khăn về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác giải quyết thủ tục hành chính.

Ngoài ra, tiếp tục triển khai công tác thanh tra, kiểm tra cải cách thủ tục hành chính. Định kỳ hàng tháng công khai kết quả đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh, Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan, địa phương.

Xem thêm

Sửa Luật Cư trú cần đơn giản hóa quy trình thủ tục hành chính

Sửa Luật Cư trú cần đơn giản hóa quy trình thủ tục hành chính

Mới đây, Văn phòng Chính phủ vừa phát đi Thông báo số 74/TB-VPCP ngày 14/3/2023 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp ngày 1/3/2023 về tình hình, kết quả triển khai thực hiện Luật Cư trú và Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ...

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...