Người nhà Phó Chủ tịch Hòa Phát muốn thoái toàn bộ vốn tại HPG

Tạm tính theo thị giá kết phiên 12/5 của HPG là 22.350 đồng/cổ phiếu, ông Tuấn có thể thu về hơn 3 tỷ đồng nếu hoàn tất thương vụ...
bán cổ phiếu HPG

Thông tin cập nhật trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), ông Nguyễn Đức Tuấn, anh rể của ông Trần Tuấn Dương, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG) vừa đăng ký bán hết 135.135 cổ phiếu HPG, tương đương với giảm tỷ lệ sở hữu từ 0,002% về còn 0%.

Mục đích giao dịch là để cơ cấu tài chính cá nhân. Dự kiến giao dịch được thực hiện từ 17/5 đến 15/6/2023, theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.Tạm tính theo thị giá kết phiên 12/5 của HPG là 22.350 đồng/cổ phiếu, ông Tuấn có thể thu về hơn 3 tỷ đồng nếu hoàn tất thương vụ trên.

Về hoạt động kinh doanh quý 1/2023, HPG ghi nhận doanh thu đạt 26.865 tỷ, giảm 39% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 383 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 8.206 tỷ so với cùng kỳ và đạt 5% kế hoạch năm.

Năm 2023, Hòa Phát dự kiến doanh thu đạt 150.000 tỷ đồng tăng 5% và lợi nhuận sau thuế đạt 8.000 tỷ đồng giảm 5% so với thực hiện năm 2022.

Lãnh đạo Hòa Phát cho biết, năm 2023, giá nguyên nhiên liệu xu hướng tăng, giá bán tăng không tương xứng, chi phí tài chính lớn do dự báo lãi suất vẫn tiếp tục duy trì trạng thái cao. Theo đó, Hòa Phát sẽ hoàn thành các giấy tờ pháp lý và tiếp tục đầu tư xây dựng cho dự án khu liên hợp sản xuất Gang thép Hòa Phát Dung Quất 2.

Bên cạnh đó, HPG đưa vào chạy thử nghiệm giai đoạn 1 nhà máy sản xuất container. Đồng thời, tăng dần sản lượng sản xuất thép phù hợp với diễn biến thị trường và đảm bảo tiêu thụ hết số lượng sản phẩm sản xuất ra.

Ngoài ra, trong năm 2023, Tập đoàn sẽ đẩy mạnh một số dự án chuyển đổi số đang được thực hiện mạnh mẽ trong năm 2022 như dự án nhân sự tiền lương, vận hành hệ thống văn phòng điện tử e-office… tiếp tục thực hiện dự án chuyển đổi số theo kế hoạch, tiến tới đưa vào áp dụng toàn Tập đoàn trong năm 2023.

Đặc biệt, Tập đoàn sẽ đầu tư thêm hạ tầng kỹ thuật dự án Khu công nghiệp Yên Mỹ II mở rộng với diện tích quy hoạch 216 ha, đáp ứng nhu cầu cao về thuê đất khu công nghiệp hiện nay. Kế hoạch trong 10 năm tới, Tập đoàn sẽ phát triển 10 khu công nghiệp bao gồm cả các khu công nghiệp hiện nay đang có.

Ngày 10/5 vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên tổ chức hội nghị để nghe và cho ý kiến của nhà đầu tư đề xuất thực hiện các dự án tại khu công nghiệp Hòa Tâm (thuộc khu kinh tế Nam Phú Yên, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên).

Tại hội nghị, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát đã đề xuất đầu tư 4 dự án tại khu kinh tế Nam Phú Yên gồm: Dự án kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Hòa Tâm; dự án cảng Bãi Gốc; khu liên hợp gang thép Hòa Phát tại khu công nghiệp Hòa Tâm và dự án khu thương mại - dịch vụ.

Tiến độ đầu tư thực hiện dự án là 36 tháng sau khi được cấp chủ trương đầu tư và bàn giao đất. Riêng Dự án Khu thương mại - Dịch vụ triển khai đồng bộ với đầu tư Dự án Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát tại khu công nghiệp Hòa Tâm và các dự án thứ cấp khác.

Tổng mức đầu tư đối với 4 dự án của Tập đoàn Hòa Phát dự kiến khoảng 120.000 tỷ đồng. Nhu cầu sử dụng lao động (đối với nhà máy thép) khoảng 12.000 người, trong đó lao động địa phương chiếm 80-90%. Thu nhập bình quân của người lao động khoảng 12 triệu đồng/người/tháng.

Về nguồn vốn, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát, cho biết tập đoàn sẽ đầu tư các dự án tại Phú Yên bằng 50% vốn tự có và 50% còn lại là vốn vay từ các tổ chức tài chính khác.

Trong báo cáo mới cập nhật gần đây, chuyên gia chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo tình trạng khó khăn sẽ tiếp diễn với Hòa Phát trong bối cảnh nhu cầu tiêu cực đang tiếp tục tạo áp lực lên giá thép và sản lượng tiêu thụ. 

Đặc biệt, VCBS duy trì quan điểm đầu tư công khó có thể là cú hích cho ngành thép. Tỷ trọng tiêu thụ thép trong đầu tư công là không đáng kể, chỉ 10%-15% và hiện nay tốc độ giải ngân vốn đầu tư công còn khá chậm, vì vậy kỳ vọng về tăng trưởng tiêu thụ sẽ tiêu cực trong năm nay.

Chứng khoán Vietcombank cho rằng kết quả kinh doanh của HPG trong quý 2/2023 tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Trong cả năm 2023, VCBS dự báo kết quả kinh doanh cũng sẽ tiếp tục giảm tốc. Doanh thu ước đạt 111.538 tỷ đồng, tương ứng giảm 21% so với cùng kỳ và tương ứng 74% mục tiêu. Lợi nhuận sau thuế ước giảm 18% xuống 7.284 tỷ đồng, đạt 91% kế hoạch ban lãnh đạo đề ra.

Diễn biến giá cổ phiếu HPG thời gian qua.
Diễn biến giá cổ phiếu HPG thời gian qua.

Trên thị trường chứng khoán, thị giá cổ phiếu HPG đang giao dịch ở mức 22.350 đồng/cổ phiếu tại ngày 12/5/2023, tăng 86% so với mức đáy hồi tháng 11/2022. Thị giá vốn hóa trên thị trường đạt 130.251 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...