“Nguồn vốn vay phát triển nhà ở xã hội là không thiếu“

Đây là lời khẳng định của ông Huỳnh Văn Thuận, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam tại hội thảo "Đột phá phát triển nhà ở xã hội" mới diễn ra…
nhà ở xã hội
Ông Huỳnh Văn Thuận, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam chia sẻ tại hội nghị

Theo ông Huỳnh Văn Thuận, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, cho biết ngân hàng chính sách cho đối tượng mua, thuê mua và xây mới, cải tạo nhà theo quy định với 5 nhóm đối tượng là người có công với cách mạng; người có thu nhập thấp, hộ nghèo tại khu vực đô thị; người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định.

Đến nay, dư nợ cho vay tại ngân hàng chính sách đạt 10.729 tỷ đồng với 29.577 khách hàng còn dư nợ. Đối với Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay trong năm 2022 đạt 4.183 tỷ đồng với 11.545 khách hàng vay vốn.

Về hồ sơ, thủ tục vay vốn, hiện nay Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện theo quy định tại Nghị định 100, Nghị định 49 và Thông tư số 09/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng và ngân hàng chính sách xã hội. Đồng thời, thủ tục cho vay đảm bảo đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện.

Còn về nguồn vốn cho vay, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP, Ngân hàng Chính sách xã hội được giao tổng số 15.000 tỷ đồng để cho vay chương trình nhà ở xã hội bằng nguồn vốn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và số vốn còn lại để cho vay trong năm 2023 là gần 11.000 tỷ đồng.

"Như vậy, khẳng định về nguồn vốn để cho vay chương trình này trong 02 năm 2022 và 2023 là không thiếu", ông Huỳnh Văn Thuận phát biểu.

Theo Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, đến nay danh sách các địa phương gửi về thì nhu cầu vốn chỉ hơn 4.300 tỷ đồng, như vậy còn hơn 7.000 tỷ đồng trong nguồn vốn cho vay.

Ông Huỳnh Văn Thuận cho biết tình trạng "ế" vốn này xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có 3 nguyên nhân chính.

Thứ nhất, nguồn cung nhà ở xã hội tại các địa phương còn khan hiếm, nhiều công trình chưa khởi công theo kế hoạch đăng ký, giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công trình.

Thứ hai, nhiều đối tượng có nhu cầu nhưng qua rà soát không đủ điều kiện vay vốn như chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thực hiện việc xây dựng mới nhà để ở, đối tượng thuộc diện có phát sinh nộp thuế thu nhập cá nhân…

Thứ ba, một số dự án nhà ở xã hội chủ đầu tư đã thế chấp để vay vốn ngân hàng thương mại thực hiện dự án. Khi bán cho người mua nhà chưa giải chấp nên các hộ này làm thủ tục vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội không thực hiện được việc đăng ký giao dịch bảo đảm, không đáp ứng được điều kiện về bảo đảm tiền vay để được giải ngân.

Để tiếp tục thực hiện tốt chương trình cho vay nhà ở xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội có một số đề xuất, kiến nghị Bộ xây dựng phối hợp với chính quyền địa phương chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát, xác định nhu cầu vay vốn của các đối tượng; đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án nhà ở xã hội, tạo nguồn cung.

Đồng thời, đề nghị các Bộ, ngành rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời ban hành cơ chế, chính sách liên quan đến nhà ở, quy hoạch, phát triển quỹ đất, phát triển nhà ở theo dự án, phát triển nhà ở theo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…